Bài viết dưới đây EFX tập trung làm rõ xu hướng giá hàng hóa trên thế giới thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá các nguy cơ đối với kinh tế Việt Nam.
1. Xu hướng vận động giá hàng hóa thế giới
1.1. Tình hình giá cả một số nhóm hàng hóa cơ bản
Từ tháng 5/2020, khi hầu hết xu hướng giá hàng hóa thông dụng đã chạm đáy thì diễn ra xu hướng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá hàng hóa thế giới tăng nhanh, xảy ra ở cả nhóm hàng năng lượng và phi năng lượng. Một số mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và kim loại tăng giá lên cao, thậm chí còn cao hơn đáng kể so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Các nhân tố tác động xu hướng giá hàng hóa thế giới và triển vọng
Nhìn chung, xu hướng tăng giá của những nhóm hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới trong thời gian qua có thể được giải thích bởi các biến động về cung, cầu và các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa.
2. Đánh giá khả năng tác động tới tình hình giá cả tại Việt Nam 
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, vì vậy xu hướng giá hàng hóa trên thị trường thế giới sẽ tác động trực tiếp lên giá các mặt hàng trong nước, trừ các mặt hàng không xuất nhập khẩu được như những loại dịch vụ cơ bản, điện, nước,… Các mặt hàng xuất khẩu được như gạo và các loại thực phẩm, đồ uống cũng tăng giá theo giá xuất khẩu. Những mặt hàng sản xuất phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hầu như hết các ngành chế biến chế tạo, thức ăn gia súc, phân bón,… sẽ bị tác động mạnh của giá hàng quốc tế tăng.
Nhưng, cho đến hết tháng 4/2021, lạm phát tại Việt Nam vẫn đang tăng khá thấp và dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của xu hướng giá hàng hóa trên thế giới.