Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng tài chính của một công ty. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về vấn đề này. Vậy xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng EFX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
                                                        XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (xếp hạng tín nhiệm) là việc dự đoán khả năng trả nợ, đánh giá rủi ro tín dụng cũng như đưa ra những dự báo về khả năng vỡ nợ của đối tượng đi vay thông qua một hệ thống được xếp hạng sẵn.

Định nghĩa này không bó hẹp trong đối tượng là một cá nhân hay tổ chức cụ thể mà áp dụng đối với mọi tổ chức đang có nhu cầu mượn tiền bao gồm: cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước, Chính phủ. Chính quyền tỉnh,…. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng được tiến hành chặt chẽ hơn.

Đặc trưng

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các cơ quan chuyên nghiệp. Các cơ quan này sẽ tiến hành xem xét các loại nợ của công ty và đánh giá ảnh hưởng. Ba ông lớn trong số này là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch.

Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
                                           TẦM QUAN TRỌNG CỦA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

Các hình thức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trong đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Có ba hình thức phổ biến nhất bao gồm:

Những nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
                                  NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

Trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, một số yếu tố sẽ được quan tâm hàng đầu như uy tín doanh nghiệp, tình hình kinh doanh,… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là tiền sử vay và trả nợ. Để đảm bảo tính khách quan và chi tiết, mọi khoản thanh toán hay vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều sẽ được cơ quan đánh giá xem xét cẩn thận.

Họ sẽ xem xét cả những vấn đề như tiềm năng kinh tế của tổ chức để có xếp hạng phù hợp. Doanh nghiệp với triển vọng kinh tế sẽ có xếp hạng tín dụng cao hơn những doanh nghiệp mất quá nhiều khoản thanh toán.

Ví dụ về xếp hạng tín dụng của một doanh nghiệp

Một ví dụ tiêu biểu cho xếp hạng tín dụng tại Việt Nam có thể kể đến Ngân hàng Techcombank. Theo xếp hạng từ tháng 9 năm 2020, Techcombank đã được S&P đánh giá như sau:

Loại xếp hạng Xếp hạng
Xếp hạng tín dụng nhà phát hành BB-/Ổn định/B
Triển vọng Ổn định
Xếp hạng nhà phát hành dài hạn bằng nội tệ BB-
Xếp hạng nhà phát hành ngắn hạn bằng nội tệ B
Xếp hạng nhà phát hành dài hạn bằng ngoại tệ BB-
Xếp hạng nhà phát hành ngắn hạn bằng ngoại tệ B

Như vậy, có thể thấy, đến tháng 9 năm 2020, ngân hàng Techcombank được đánh giá khá ổn định. Tuy đa phần xếp hạng ở mức khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thấp và có yếu tố đầu cơ nhưng đến tháng 3 năm 2021, ngân hàng đã có những sự thay đổi đầy tiềm năng thông qua đánh giá của Moody’s:

Loại xếp hạng Xếp hạng
Triển vọng Tích cực
Xếp hạng rủi ro đối tác Ba2
Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn Ba3
Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn Ba3
Đánh giá tín dụng cơ sở ba3
Đánh giá tín dụng cơ sở có điều chỉnh ba3
Đánh giá xếp hạng rủi ro đối tác Ba2(cr)
Xếp hạng nhà phát hành Ba3

Sau gần hơn nửa năm hoạt động, có thể thấy Techcombank đã có sự phát triển và được Moody’s đánh giá là có triển vọng tích cực.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!