Đối với nhà đầu tư kinh nghiệm, ký quỹ là đòn bẩy mang về lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn. Nhưng với những nhà đầu tư non trẻ, ký quỹ có thể khiến họ đối mặt với rủi ro cháy tài khoản cực lớn. Bởi lẽ đó, trước khi giao dịch ký quỹ, bạn cần nắm rõ những kiến thức về tỷ lệ ký quỹ RTT. Vậy tỷ lệ ký quỹ RTT là gì? Cách tính tỷ lệ ký quỹ RTT như thế nào là chính xác nhất? Tỷ lệ ký quỹ RTT là bao nhiêu thì bị Call Margin? Để giải đáp những câu hỏi trên, các bạn hãy tham khảo bài viết sau của EFX nhé.

Tỷ lệ ký quỹ RTT là gì? 

TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT LÀ GÌ?
                                                                           TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT LÀ GÌ?

Sử dụng Margin hay giao dịch ký quỹ còn là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều nhà đầu tư mới. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch ký quỹ là việc nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu với thế chấp là chính cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Trong đầu tư tài chính, margin là một công cụ quản lý rủi ro hữu ích. Số tiền vay Margin ít hay nhiều tùy thuộc vào mức đòn bẩy bạn chọn.

Tỷ lệ ký quỹ RTT quy định số tiền tối đa mà bạn được phép vay từ công ty chứng khoán. Nó được xác định dựa trên tài sản ròng và giá trị danh mục mà bạn đang nắm giữ. Nói cách khác, đây là tỷ lệ cho vay mà các công ty chứng khoán áp dụng cho nhà đầu tư.

Margin Call là một khái niệm thường được nhắc đến trong giao dịch ký quỹ. Đây là rủi ro các nhà đầu tư luôn cố gắng tránh xa. Trong đầu tư chứng khoán, Margin Call dùng để cảnh báo cho nhà đầu tư khi tài khoản sắp xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ RTT. Lúc này, công ty chứng khoán gợi ý nhà đầu tư nạp thêm tiền vào nhằm duy trì lệnh đang thực hiện.

Phân loại tỷ lệ ký quỹ RTT

PHÂN LOẠI TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT
                                                                       PHÂN LOẠI TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT

Có hai loại tỷ lệ ký quỹ RTT chính trong giao dịch:

  • Tỷ lệ ký quỹ RTT ban đầu (IMR) là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có so với giá trị chứng khoán dự kiến mua được thông qua Margin tại thời điểm giao dịch.
  • Tỷ lệ ký quỹ RTT duy trì (MMR) là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng giá trị tài sản trên tài khoản ký quỹ. Tỷ lệ ký quỹ RTT này được đặt ra để cảnh báo nhà đầu tư về những biến động trong tài khoản. Nhờ đó, họ sẽ có kế hoạch đầu tư phù hợp, giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường.

Công thức tính tỷ lệ ký quỹ RTT

CÔNG THỨC TÍNH TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT
                                                                      CÔNG THỨC TÍNH TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT

RTT = [(Giá trị TSĐB) : (Tổng giá trị nợ thực tế – Tiền mặt – Tiền bán chờ về)] * 100%

Trong đó:

  • Tổng giá trị tài sản ban đầu = ∑(Số lượng chứng khoán * giá căn cứ * tỷ lệ cho vay)
  • Tổng giá trị nợ thực tế là tổng số tiền dư nợ thực tế của tài khoản đăng ký giao dịch ký quỹ.
  • Giá căn cứ được xác định theo nguyên tắc sau:
  • Trong phiên giao dịch: Giá căn cứ = Min(Giá tham chiếu của phiên giao dịch hiện tại, Giá chặn)
  • Ngoài phiên giao dịch: Giá căn cứ = Min(Giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất, Giá chặn)
  • Tiền mặt là số dư tiền mặt hiện có hoặc đang chờ về của tài khoản giao dịch margin.

Những mốc tỷ lệ ký quỹ RTT nhà đầu tư cần tuân thủ như sau

CÁC MỐC TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT
                                                                         CÁC MỐC TỶ LỆ KÝ QUỸ RTT

Nhà đầu tư cần đảm bảo Tỷ lệ ký quỹ RTT thực tế tại thời điểm giải ngân tối thiểu bằng Tỷ lệ ký quỹ an toàn.

  • Tỷ lệ ký quỹ RTT thực tế  Tỷ lệ ký quỹ RTT duy trì: Nhà đầu tư được phép duy trì Danh mục chứng khoán trên Tiểu khoản giao dịch nếu Tiểu khoản giao dịch không có nợ quá hạn và (hoặc) khoản vay đó không phải nợ quá hạn.
  • Tỷ lệ ký quỹ RTT duy trì > Tỷ lệ ký quỹ RTT thực tế > Tỷ lệ xử lý: Trong vòng 1 ngày kể từ thời điểm nhận được thông báo từ công ty chứng khoán, nhà đầu tư có nghĩa vụ bổ sung tài sản để điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ RTT về mức tỷ lệ duy trì.
  • Tỷ lệ ký quỹ RTT thực tế ≤ Tỷ lệ xử lý: Công ty chứng khoán có quyền bán bớt cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa Tỷ lệ ký quỹ RTT thực tế trở về bằng tỷ lệ duy trì.

* Chú thích: Tỷ lệ xử lý là ngưỡng công ty chứng khoán có quyền bán bớt tài sản ban đầu của nhà đầu tư mà không cần sự đồng ý. Điều này nhằm mục đích đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!