Chứng khoán đang thể hiện sức hút mạnh mẽ của mình với nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Tự doanh chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được pháp luật quy định rõ ràng. Bạn quan tâm, chưa hiểu rõ tự doanh chứng khoán là gì? Chia sẻ dưới đây của EFX sẽ làm rõ về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Tự doanh chứng khoán là gì?
Trước tiên để tìm hiểu về tự doanh chứng khoán chúng ta bắt đầu với khái niệm tự doanh chứng khoán là gì và tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì?
Tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thuật ngữ tự doanh chứng khoán được gọi là Self Trading.
Khoản 30, Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019, đã định nghĩa tự doanh chứng khoán như sau: Tự doanh chứng khoán là việc mà công ty chứng khoán tự mua, bán chứng khoán do chính mình phát hành.
Tự doanh chứng khoán được coi là một nghiệp vụ kinh doanh trong công ty chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC.
Mục đích của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Hoạt động tự doanh chứng khoán được các công ty môi giới thực hiện nhằm mục đích:
- Mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho chính công ty: Bởi công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp, có nhiều ưu thế về nguồn lực và tài chính hơn các nhà đầu tư cá nhân. Việc thực hiện tự doanh sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho công ty môi giới. Tuy nhiên, nhà nước vẫn có những quy định riêng, điều kiện bắt buộc về hoạt động tự doanh để tránh công ty môi giới thao túng thị trường.
- Tạo nguồn dự trữ, đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường: Nhiệm vụ của các công ty chứng khoán là đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Do vậy, công ty cần tính toán, cân đối để mua dự trữ chứng khoán, đảm bảo khả năng cung ứng cho nhu cầu cần thiết.
- Điều tiết thị trường chứng khoán, trong trường hợp giá biến động: Hiệp hội chứng khoán sẽ là đơn vị kết nối các công ty môi giới chứng khoán. Phân tích bàn luận đưa ra chiến lược điều tiết chứng khoán trên thị trường, chống lại các biến động giá xấu.
Yêu cầu và quy định đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Không phải công ty môi giới chứng khoán nào cũng được thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Pháp luật và ủy ban chứng khoán nhà nước có những yêu cầu riêng với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, cụ thể như sau:
- Yêu cầu tách biệt quản lý: Công ty môi giới chứng khoán thực hiện đồng thời nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán cần có những quy định tách biệt 2 hoạt động này. Tách biệt liên quan đến: Quy trình nghiệp vụ, con người, tài sản, vốn cho từng loại.
- Ưu tiên khách hàng trước tiên: Công ty tự doanh chứng khoán cần thực hiện nghiệp vụ nhưng cần ưu tiên quyền lợi của khách hàng đầu tiên, đảm bảo sự công bằng. Các lệnh giao dịch của khách hàng cần được xử lý trước lệnh của công ty.
- Bình ổn giá thị trường chứng khoán: Theo quy định của pháp luật, mục đích của nghiệp vụ tự doanh thực hiện bình ổn giá chứng khoán trên thị trường.
- Hoạt động tự doanh tạo tính thanh khoản cho thị trường: Áp dụng với các chứng khoán mới, chưa có thị trường giao dịch. Hoạt động tự doanh tạo tính thanh khoản, nhu cầu mua bán giao dịch của thị trường cấp 2.
Quy trình tự doanh chứng khoán
Mỗi công ty chứng khoán sẽ có các quy trình tự doanh chứng khoán riêng và phù hợp với mỗi tổ chức, tùy theo cơ cấu tổ chức của mình. Nhưng chung quy lại, quy trình tự doanh chứng khoán về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
Đầu tiên công ty chứng khoán cần xác định rõ ràng chiến lược trong hoạt động tự doanh là chiến lược chủ động, bán chủ động hay thụ động; ngành nghề hay lĩnh vực đầu tư là gì?
- Bước 2: Tìm kiếm và khai thác cơ hội đầu tư
Một số thị trường đầu tư mà các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư như: thị trường phát hành và thị trường lưu thông chứng khoán, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.
- Bước 3: Phân tích và đánh giá cơ hội đầu tư
Bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc phân tích và đánh giá về chất lượng của cơ hội đầu tư. Một bộ phận khác liên quan cũng có thể tham gia vào bước phân tích đánh giá này đó là: bộ phận phân tích, thẩm định với những kết luận về số lượng, thị trường, giá cả,…
- Bước 4: Thực hiện đầu tư
Đây cũng là công đoạn mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện, cụ thể là thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Bước 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn
Bộ phận tự doanh có trách nhiệm quản lý các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, cụ thể là:
- Đối với đầu tư cổ phiếu phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu để đưa ra những phân tích, dự đoán thực trạng cổ phiếu và định giá để ra quyết định bán đi hay tiếp tục nắm giữ.
- Đối với đầu tư trái phiếu phải thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức để nắm bắt biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái và biến động kinh tế,…
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được khái niệm và những đặc điểm của nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán. EFX hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn trong quá trình phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chúc bạn đầu tư thành công!
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với Fanpage của chúng tôi.