Call Margin là thuật ngữ được các nhà đầu tư trong chứng khoán nhắc đến khá nhiều khi tham gia ký quỹ Margin. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư mới vẫn chưa hiểu rõ về Call Margin là gì và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của EFX để tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Call Margin là gì?
Trong tiếng Anh, từ margin trong chứng khoán có nghĩa đen là tiền đặt cọc, hiểu theo nghĩa thông dụng trong chứng khoán thì margin còn có nghĩa là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư (NĐT) vay để mua chứng khoán.
Call margin (tiếng Anh là margin call) có thể hiểu là vay margin hay vay ký quỹ chứng khoán, đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với NĐT đã vay tiền để mua chứng khoán nhưng rơi vào thời điểm chứng khoán của NĐT bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của NĐT. Call margin với mục đích yêu cầu NĐT nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để tỷ lệ vay margin ở ngưỡng an toàn.
Nhà đầu tư sẽ bị call margin khi nào?
Khi giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư bị giảm quá tỷ lệ an toàn, lúc này công ty chứng khoán sẽ thực hiện thông báo để yêu cầu nhà đầu tư bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu. Đây chính là câu trả lời lý giải cho thắc mắc khi nào bị call margin của các nhà đầu tư.
Ví dụ: Nhà đầu tư X muốn mua 2000 cổ phiếu ABC với số tiền là 200 triệu đồng, nhưng X chỉ có 100 triệu đồng tiền vốn, vì vậy X đã ký quỹ margin ở công ty chứng khoán M với tỷ lệ vay là 1:2 và tỷ lệ call margin được quy định là 30%.
Vài tháng sau, cổ phiếu ABC giảm sâu xuống 30%, đồng nghĩa giá trị thực trong tài khoản của nhà đầu tư X chỉ còn 140 triệu đồng và trừ đi khoản ký quỹ 100 triệu là chỉ còn 40 triệu đồng.
Khi đó giá trị thực / tổng tài sản nhỏ hơn mức 30%, vì vậy X sẽ bị công ty chứng khoán M call margin.
Thông thường, hệ thống của công ty sẽ gửi cảnh báo đến nhà đầu tư tự động qua email và tin nhắn, nội dung nêu rõ tình trạng của tài khoản margin đồng thời yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý hoặc liên hệ lại để công ty tư vấn. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi để giảm mức tiền vay, đồng thời đưa tỷ lệ đòn bẩy về đúng như quy định.
Trong thực tế, khi chạm ngưỡng call margin mà nhà đầu tư không bổ sung tài sản đảm bảo kịp thời thì công ty chứng khoán có thể bắt đầu bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục của nhà đầu tư mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến.
Làm gì khi bị Call Margin?
Khi xảy ra Call Margin, nhà đầu tư cần phải có biện pháp can thiệp đến tài khoản giao dịch để tránh bị đóng vị thế. Cụ thể nhà đầu tư có thể chọn một trong 2 lựa chọn như sau:
Nạp thêm tiền vào tài khoản để tăng vốn chủ sở hữu của mình (equity).
Đóng một số hoặc toàn bộ vị thế mà mình đang nắm giữ để giảm used margin (ký quỹ đã sử dụng) đáp ứng yêu cầu ký quỹ.
Một số lưu ý để không bị Call Margin
Margin call tuy nhà đầu tư có thể cứu vãn được nhưng khi này vẫn phải mất thêm tiền. Do vậy cách tốt nhất là nhà đầu tư không nên để bị nhận được cuộc gọi từ broker. Để không nhận được call margin thì nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Trường hợp nhà đầu tư có nhiều mã trong danh mục, hãy ưu tiên cơ cấu những mã yếu hơn, không có cơ hội phục hồi trước. Việc bán bớt đi những mã yếu sẽ giúp danh mục giải phóng được một phần áp lực bị call margin đồng thời chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tái cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.
- Tuyệt đối không tiếp tục mua vào bằng margin khi cổ phiếu giảm mạnh: Một số nhà đầu tư thực hiện việc mua thêm cổ phiếu khi chúng giảm mạnh với mục đích để bình quân giá xuống, tuy nhiên việc này làm tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản của nhà đầu tư lên nhiều lần bởi chỉ cần cổ phiếu giảm thêm một chút nữa thôi thì tài khoản sẽ bị call margin nghiêm trọng hơn nữa.
- Loại bỏ tâm lý “gỡ” khi thị trường hồi, hãy xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu lại danh mục. Phần đa nhà đầu tư có tâm lý gỡ gạc bằng chính margin khi thị trường hồi, thậm chí có nhiều nhà đầu tư còn full margin ngay khi vừa bị force sell. Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu như nó là Bẫy tăng điểm (Bull trap) thì nhà đầu tư sẽ phải loay hoay liên tục trong cái vòng xoáy cơ cấu lại danh mục.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề call margin trong chứng khoán. Hy vọng bài viết đã giúp nhà đầu tư nắm được call margin là gì, khi nào hiện tượng call margin xảy ra cũng như cách xử lý khi bị call margin. Việc sử dụng dịch vụ margin giúp nhà đầu tư có cơ hội gia tăng lợi nhuận tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xu hướng giá của cổ phiếu không như dự đoán. Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng đồng thời chuẩn bị các biện pháp kiểm soát rủi ro khi cần thiết.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với Fanpage của chúng tôi.