Chỉ số USD index là gì, tại sao bạn cần phải quan tâm đến chỉ số USD index khi giao dịch Forex, và cách dùng chỉ số USD index để đưa ra các dự đoán khi giao dịch các cặp tỉ giá ra sao?
Chỉ số USD Index là gì?
Chỉ số USD Index ( viết tắt: DX, DXY, USDX) là thước đo giá trị của đồng đô la Mỹ (USD) so với giá trị của một rổ tiền tệ gồm các đối tác thương mại quan trọng nhất của Hoa Kỳ.
Nếu bạn đã giao dịch chứng khoán hoặc phân tích thị trường chứng khoán, thì chắc rằng bạn sẽ rất quen thuộc với các chỉ số, ví dụ như SP 500, chỉ số Công Nghiệp Dow Jones, chỉ số Nasdaq ,…Các chỉ số này được tính toán bằng dựa trên giá cả của một rổ cổ phiếu.
Tương tự các chỉ số chứng khoán, chỉ số USD Index thể hiện giá trị của một nhóm các tài sản, trong đó tiền tệ thay cho vị trí của cổ phiếu.
Các tài sản của chỉ số USD Index (USDX) chính là tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ so với sáu loại tiền tệ chính trên thế giới (đồng Euro, Yên Nhật Bản, Bảng Anh, Đô la Canada, Krona Thụy Điển và Franc Thụy Sĩ). Chỉ số USD Index này là chỉ số kỹ thuật khái quát nhất, thể hiện tỉ giá của đồng USD trên thị trường ngoại hối toàn cầu, và được gọi là chỉ số đô la Mỹ.

Rổ tiền tệ được tính trong chỉ số USD Index bao gồm sáu loại tiền tệ: Euro (EUR), Franc Thụy Sĩ (Fr), Yên Nhật (JPY), đô la Canada (CAD), Bảng Anh ( GBP) và Krona Thụy Điển (SEK), trong đó mỗi loại tiền tệ có trọng số khác nhau, cụ thể như sau:
• EUR 57,6%
• JPY 13,6%
• GBP 11,9%
• CAD 9,1%
• SEK 4,2%
• CHF 3,6%
Tuy chỉ có sáu loại ngoại tệ, nhưng chỉ số đô la Mỹ bao gồm nhiều hơn sáu quốc gia (do khu vực Châu Âu có 19 quốc gia dùng chung đồng Euro).
Tùy theo sức mạnh của nền kinh tế mà mỗi loại tiền tệ có một trọng số khác nhau. EUR (Khu vực Liên Minh Châu Âu với 27 nước thành viên) chiếm phần lớn trong rổ tiền tệ (khoảng 58%). Nhật Bản, Anh và Canada có trọng số gần bằng nhau (khoảng 10%), Thụy Điển và Thụy Sỹ chiếm phần nhỏ hơn (khoảng 4%).
Tầm quan trọng của chỉ số USD index
Chỉ số USD index giúp bạn quan sát giá trị của đồng đô la Mỹ (USD) so với giá trị của một ngoại tệ thuộc rổ tiền tệ trong một giao dịch đơn. Chỉ số này còn giúp các nhà giao dịch đưa ra phán đoán xu hướng tăng hoặc giảm giá trị của USD trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích và nhà giao dịch thường dùng chỉ số USD index để xác định xu hướng của các thị trường hàng hóa có liên quan đến USD, ví dụ như vàng, bạc, và dầu hỏa.
Ngoài ra, chỉ số USD index còn được dùng trong các hợp đồng tương lai (futures contract), hợp đồng quyền chọn (DOC), và cũng là một phần quan trọng trong các quỹ hỗ tương (mutual funds), quỹ hoán đổi danh mục (TEFs).
Lịch sử hình thành chỉ số USD index
Sau khi tổng thống Nixon xóa bỏ tiêu chuẩn Vàng và cho phép đô la Mỹ được định giá tự do theo thị trường ngoại hối, cục dự trữ liên bang (FED) thiết lập chỉ số này vào năm 1973 để theo dõi giá trị đồng đô la Mỹ. Thời điểm trước 1973, đô la Mỹ được định giá là $35 bằng một ounce vàng (theo hiệp định Bretton Woods, 1944).
Chỉ số đồng đô la Mỹ lần đầu tiên được thiết lập có giá trị cơ sở là 100. Các giá trị về sau của chỉ số USD Index được tính tương quan so với giá trị cơ sở này.
Trong suốt lịch sử 43 năm, chỉ số USD index chạm đỉnh với chỉ số 163.83 vào tháng Năm, 1985 và chạm đáy với chỉ số 71.58 vào tháng Tư năm 2008 ( sự kiện ngân hàng Bear Stearns phát sản). Từ 1985, Sàn giao dịch Liên Lục Địa (Intercontiniental Exchange, mã chứng khoán ICE), quản lý chỉ số USD index, và từ đó các giao dịch liên quan đến chỉ số USD index được hình thành.

Cách dùng chỉ số USD Index khi giao dịch Forex
Ta đều biết rằng các cặp tỉ giá chính trong giao dịch forexđều liên quan đến đồng đô la Mỹ. Một số cặp tỉ giá phổ biến có đồng USD bao gồm: EUR/USD, GBP/USD, USD/CHF, USD/JPY, và USD/CAD.
Khi giao dịch các cặp tỉ giá này, ta có thể dùng chỉ số USD index để đánh giá sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác.
Như bạn đã biết, chỉ số USD index có trọng số phần lớn dựa vào đồng Euro, hay nói cách khác là tỉ giá cặp EUR.USD. Do đó, cặp EUR/USD thường có mối liên hệ nghịch đảo với chỉ số USD index, và điều này được chứng minh rõ nét qua lịch sử của biểu đồ chỉ số USD index và biểu đồ EUR.USD.
Ví dụ:


Hai biểu đồ này như đối xứng nhau qua gương! Khi biểu đồ chỉ số USD index tăng, thì biểu đồ EUR/USD sẽ có xu hướng đi xuống. Mối liên hệ này sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược khi giao dịch cặp EUR/USD.
Trên thực tế, chỉ số USD index và các nhà giao dịch Forex tác động qua lại nhau. Nếu chỉ số USD index biến động mạnh, ta có thể đoán được rằng các nhà giao dịch trên thị trường Forex sẽ phản ứng sao cho phù hợp với biến động đó. Hoặc, khi một cặp tỉ giá USD phá vỡ giá ở một vùng giá nào đó, biểu đồ chỉ số USD index cũng sẽ biến động phá vỡ tương tự.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!