Làm ra tiền khó, nhưng chi tiêu tiền có kế hoạch càng khó hơn. Khi bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân, chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn tự chủ hơn, mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, quản lý tài chính như thế nào là hiệu quả hiện đang là một trong những vấn đề khá khó khăn mà không ít người gặp phải.

1. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không hề là việc đơn giản, không thể thực hiện ngay trong một, hai ngày mà thành công. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu từ các bước nhỏ và đơn giản nhất. Hãy tập thói quen ghi chép các chi phí sử dụng mỗi ngày. Mục tiêu là cuối ngày bạn có thể tổng kết lại và phân bố các chi tiêu một cách hợp lý.

Bước đầu tập quản lý tài chính có thể khá khó khăn, vì bạn đang sống khá tự do, tiêu pha không suy nghĩ. Chính vì thế bạn cần thực hiện việc quản lý tài chính hàng ngày, vì nó sẽ dần tạo thành thói quen có ích cho bạn.

Bên cạnh đó, việc xem xét, tính toán chi tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc cân đối và quản lý chi tiêu cho phù hợp với những kế hoạch đã lập ra. Có như thế thì việc quản lý tài chính cá nhân mới hiệu quả và lâu dài.

2. Quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ

Một trong những cuốn sách dạy làm giàu khá nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh” do T. Harv Eker có chỉ ra một cách quản lý tài chính vô cùng hiệu quả đó là áp dụng công thức 6 cái lọ. Theo đó, tùy vào mức thu nhập và sự phân bổ tài chính ra 6 cái lọ với tỷ lệ và mục đích sau:

Quản lý tài chính
Quản lý tài chính

Lọ 1: Quỹ tự do tài chính – 10% thu nhập

Quỹ tự do hay nói cách khác là quỹ dự phòng tương lai cho các dự định riêng của bản thân. Bạn có thể dùng quỹ này để nghỉ hưu sớm hay thỏa mãn những đam mê.

Lọ 2: Quỹ tiêu dùng dài hạn – 10% thu nhập

Nguồn quỹ giúp bạn trong các tình huống phát sinh như sức khỏe, bệnh tật… bạn sẽ chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ.

Lọ 3: Quỹ giáo dục – 10% thu nhập

Việc nâng cao tri thức sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức cho bản thân, phát triển năng lực và tạo dựng được mối quan hệ, cơ hội phát triển sau này. Quỹ này bạn có thể dùng để học thêm một khóa giao tiếp bằng những ngôn ngữ khác hoặc các khóa học về kinh doanh tài chính.

Lọ 4: Quỹ Hưởng thụ – 10% thu nhập

Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính là để cuộc sống thêm thoải mái, vui vẻ. Vì vậy bạn không nên quá khắt khe tiết kiệm mà quên những nhu cầu giải trí, hưởng thụ cho chính mình. Đây là phần thưởng cho sự nỗ lực cũng như động lực để cố gắng hơn trong tương lai.

Lọ 5: Quỹ Chia sẻ/Cho đi – 5% thu nhập

Cho đi cũng được xem như một cách để bạn có những niềm hạnh phúc lớn lao. Còn rất nhiều mảnh đời khó khăn và thiếu thốn ngoài cuộc sống, và chắc chắn rằng việc giúp đỡ họ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Ngoài ra nguồn quỹ này cũng được dùng giúp đỡ người thân, bạn bè lúc khó khăn.

Lọ 6: Quỹ Tiêu dùng thiết yếu – 55% thu nhập

Đây là nguồn quỹ chính để chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày hay nhu cầu thiết yếu khác như ăn uống, sinh hoạt, quần áo … Tùy vào nguồn thu nhập mà % cho nguồn quỹ này có thể điều chỉnh để đảm bảo cho các nhu cầu đầy đủ nhất.

3. Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách Nhật

Sổ Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh được người Nhật áp dụng từ lâu. Thực chất đây là cuốn sổ tay bình thường dùng ghi chép thu chi cá nhân.

Nguyên tắc sử dụng sổ Kakeibo là trả lời 4 câu hỏi:

Bạn có bao nhiêu tiền?

Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Bạn đã tiêu bao nhiêu tiền ?

Bạn có thể cải thiện bằng cách gì?

Quản lý tài chính
Quản lý tài chính

Ưu điểm sổ Kakeibo là bạn có thể nắm rõ các chi tiêu, từ đó điều chỉnh và dùng đồng tiền một cách hợp lý và chính xác hơn. Bên cạnh đó, sổ tay Kakeibo sẽ tạo cho bạn thói quen tỉ mỉ, cẩn thận vì cần có sự chính xác trong sự ghi chép để việc thống kê chi tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Những bộ trang phục mới đầy phong cách, thỏi son quyến rũ có thể làm bất cứ cô gái nào xiêu lòng mà lãng quên đi việc phải quản lý chi tiêu.

Tuy rằng việc dùng nhiều tiền sẽ giúp bạn có động lực làm ra nhiều tiền hơn. Nhưng sẽ khiến bạn không thể hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra và tạo thành một thói quen xấu khó bỏ.

4. Quản lý tài chính cá nhân bằng Excel

Sử dụng công cụ Excel là một cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng.

Ưu điểm là bạn có thể dùng các công cụ hỗ trợ hiện đại trên máy tính, việc tính toán sẽ dễ dàng và chính xác hơn là dùng phương pháp thủ công như sổ tay. Việc lưu trữ cũng đảm bảo và dễ dàng.

Quản lý tài chính
Quản lý tài chính

Tuy nhiên, sử dụng Excel khá bất lợi vì bạn luôn cần có thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, laptop để điền thông tin. Do đó trong một số trường hợp bạn quên điện thoại hay laptop, việc ghi chép sẽ bị trì hoãn. Như vậy tính toán lại chi tiêu có thể bị thiếu sót, không hoàn thành kế hoạch như ban đầu.

Các thông tin trong biểu mẫu thường gồm: ngày, tháng, năm, tổng thu có, thông tin chi tiêu (thức ăn, đồ dùng, xăng xe,…), chi phí phát sinh, số dư…

5. Dùng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Hiện nay có rất nhiều công ty quản lý tài chính được thành lập và sự ra đời của các ứng dụng quản lý tài chính.  Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân là những công cụ thông minh có thể tải về trên các phiên bản điện thoại nhằm hỗ trợ việc chi tiêu hợp lý hơn.

Các công cụ này sẽ giúp bạn ghi chép chi tiêu cá nhân, phân tích tình hình tài chính, biến động số dư, thậm chí có thể nhắc nhở bạn về việc chi tiêu quá hạn.

Một số các công cụ quản lý tài chính hiệu quả có thể tham khảo như PocketGuard , HomeBudget, Fast Budget , My Expenses, Level Money, Spendee vv…

Quản lý tài chính
Quản lý tài chính

6. Kết luận

Nói chung, việc quản lý tài chính là việc mà mỗi cá nhân nên thực hiện càng sớm càng tốt. Với những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn có thể quản lý chi tiêu một cách hợp lý hơn.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!