PullBack là giai đoạn mà giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính đã được thiết lập trước đó, nhằm điều chỉnh lại giá trước khi tiếp tục đi theo xu hướng đó. Dựa vào PullBack người ta có thể xác định tâm lý của các nhà giao dịch ở thời điểm hiện tại. Vậy Pullback là gì? Pullback xuất hiện khi nào? Cách nhận biết và giao dịch với Pullback như thế nào? Hãy cùng EFX tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Pullback là gì?

PULLBACK LÀ GÌ?
                                                                                      PULLBACK LÀ GÌ?

Theo lý thuyết sóng Elliott, giá của một tải sản không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng mà nó sẽ có những đợt tăng, giảm điều chỉnh. Điều này là do cảm xúc của nhà đầu tư bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Pullback chính là giai đoạn điều chỉnh tạm thời của xu hướng chính.

Pullback là thuật ngữ dùng để chỉ các giai đoạn giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ đã được thiết lập trước đó và tạm thời di chuyển ngược lại với xu hướng chính, Pullback nhằm điều chỉnh lại giá trước khi quay lại tiếp tục xu hướng cũ. Chính vì thế, PullBack còn được gọi là giai đoạn giá điều chỉnh hay giá thoái lui.

Thời gian diễn ra PullBack có thể ngắn hoặc dài, tuỳ thuộc vào độ dài và mạnh của xu hướng hiện tại. Pullback có 2 loại là:

Pullback xuất hiện khi nào?

PULLBACK XUẤT HIỆN KHI NÀO?
                                                                       PULLBACK XUẤT HIỆN KHI NÀO?

Như đã biết thì Pullback xuất hiện khá thường xuyên. Nếu sớm biết được khi nào Pullback có những đợt hồi này xảy ra sẽ mang lại những cơ hội giao dịch cho trader. Sau đây là một số thời điểm xuất hiện Pullback mà trader cần lưu tâm:

Khi xảy ra các biến động về tin tức, trader có những động thái chốt lời sớm. Do khi tin tức ra giá đi phi xu hướng và rất khó dự đoán. Hành động này, tạo ra những khoảng nghỉ trên một xu hướng đã hoạt động lâu dài.

Mục đích của Pullback là điều chỉnh lại giá nên nó thường xuất hiện khi thị trường đang ở giai đoạn quá bán hoặc quá mua. Trader có thể dựa vào chỉ báo RSI, MACD hay đường trendline để xác định thị trường có đang quá bán hay quá mua hay không.

Sau khi giai đoạn này kết thúc, giá sẽ quay lại tiếp tục đi theo xu hướng chính. Cho nên, có thể xem PullBack là giai đoạn nghỉ ngơi, lấy đà để tiếp tục tăng lên hay giảm xuống theo xu hướng chính của thị trường.

Dấu hiệu nhận biết Pullback

PullBack là giai đoạn giá đi ngược lại với xu hướng chính nhưng chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, trader có thể dễ dàng quan sát trên biểu đồ giá.

CÁC XU HƯỚNG CỦA PULLBACK
                                                                          CÁC XU HƯỚNG CỦA PULLBACK

Ngoài ra, PullBack thường xuất hiện khi thị trường quá bán hoặc quá mua, nên trader có thể nhận diện PullBack thông qua dấu hiệu này và xác nhận qua khối lượng giao dịch. Nếu như khối lượng giao dịch không có nhiều thay đổi thì khả năng cao đó chỉ là một đợt điều chỉnh giá ngắn hạn.

Ưu nhược điểm khi giao dịch Pullback

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI GIAO DỊCH PULLBACK
                                                          ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI GIAO DỊCH PULLBACK

Mọi động thái xảy ra trên thị trường đều là cơ hội để trader kiếm tiền và Pullback cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, để thành công trader cần phải nắm được những ưu, nhược điểm khi giao dịch với PullBack sau đây:

Ưu điểm:

Hạn chế:

Chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả

Nếu bạn chưa bao giờ giao dịch Pullback, thì có thể tham khảo một số chiến lược dưới đây:

 Chiến lược đường xu hướng

Mỗi khi giá chạm đến đường trendline sẽ quay đầu tăng hoặc giảm điều chỉnh. Vì thế, trader có thể tận dụng để kiếm thêm lợi nhuận. Cách vào lệnh như sau:

Chiến lược trung bình động

Đường MA sẽ đóng vai trò như đường trendline động giúp trader xác định Pullback hiệu quả. Bạn có thể sử dụng đường trung bình động EMA 20, 50, 100, 200 phụ thuộc vào việc bạn là nhà giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Chiến lược trung bình động được áp dụng như sau:

Chiến lược giao dịch với Fibonacci

Fibonacci không chỉ giúp tìm ra chốt lời, cắt lỗ tiềm năng mà khi giá chạm Fibonacci Retracement ở các mốc 50%, 61.8%, 38.2% sẽ đảo chiều. Trader có thể tận dụng giao dịch Pullback. Điểm vào lệnh là khi giá chạm vào các mốc Fibonacci Retracement 50%, 61.8%, 38.2%. Cắt lỗ, chốt lời ở mức Fibonacci Retracement gần với điểm đặt lệnh.

Dựa vào đường hỗ trợ, kháng cự

Tại các vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh giá sẽ bật lại vì thế trader cũng có thể sử dụng để giao dịch với Pullback. Điểm vào lệnh là khi giá chạm vào hỗ trợ hoặc kháng cự.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!