Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là phương pháp phân tích dựa trên hành vi thị trường trong quá khứ nhằm đưa ra những dự đoán và đánh giá xu hướng hàng hóa tương lai. Dựa trên các thông tin về lịch sử giá cả và khối lượng giao dịch, phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược – quyết định đầu tư phù hợp.

Mời các nhà đầu tư cùng tìm hiểu kỹ hơn về phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh qua bài viết sau.

1. Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp sử dụng để phân tích dựa trên diễn biến giá và lịch sử khối lượng giao dịch theo ngày/tuần/tháng… giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng và giao dịch thuận lợi.

Đây là phương pháp được các nhà đầu tư áp dụng rất rộng rãi trong cổ phiếu, trong hàng hóa phái sinh và trong các thị trường đầu tư tài chính khác.

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì
Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì

Theo kinh nghiệm, không ngẫu nhiên mà có sự biến động về giá tài sản cơ sở, mà nó sẽ bị chi phối bởi các quy luật thị trường. Thông qua nghiên cứu biến động của tài sản cơ sở sẽ giúp dự đoán được các xu hướng trong tương lai, từ đó giúp các nhà đầu tư tìm kiếm được cơ hội giao dịch tiềm năng cho mình.

2. Vì sao cần phải thực hiện phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh ?

Lợi ích lớn nhất của việc thực hiện phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh đối với các nhà đầu tư chính là “la bàn” giúp các nhà đầu tư nhận định được chính xác phương hướng đầu tư. Việc phân tích kỹ thuật linh hoạt và có hiệu quả trong nhiều thời điểm quan trọng. Cụ thể:

3. Ưu điểm của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh

Ưu điểm của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh có khá nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:

Hoạt động phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh giúp các nhà đầu tư dự đoán giá và xu hướng giá tương lai, diễn biến giá đi trước phân tích cơ bản. Từ đó, giúp NĐT nhanh chóng bắt kịp với diễn biến giá và diễn biến thị trường.

Đặc biệt, thị trường hàng hóa phái sinh dễ bị ảnh hưởng và biến động. Và các manh mối kỹ thuật có thể giúp phát hiện trước những biến động này, sẽ giúp nhà đầu tư có được chiến lược, quyết định đầu tư hợp lý.

Khi phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh, bằng cách phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp các nhà đầu tư xác định được mức kháng cự và hỗ trợ, đánh dấu qua các mốc thời gian giao dịch. Nói cách khác, đó chính là các điểm đảo chiều giao dịch thị trường có khả năng cao nhất.

Các điểm này thường được đánh dấu bởi khung thời gian giao dịch, giúp các nhà đầu tư phán đoán được lực cung – cầu thị trường.

Nếu quan sát thấy giá di chuyển ở phạm vi hẹp trong thời gian dài, nhà đầu tư có thể nhận biết được rằng lượng cung – cầu đang bế tắc.

Nếu mức giá vượt khỏi ngưỡng phạm vi giao dịch (trading range), nhà đầu tư sẽ nhìn ra được báo hiệu cung/cầu đang vượt lên.

Khi mức giá di chuyển trên biên trên của phạm vi giao dịch, bên mua sẽ thắng và ngược lại, khi mức giá di chuyển dưới biên dưới phạm vi giao dịch báo hiệu chiến thắng của bên bán.

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh còn giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm ra – vào thích hợp. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang sử dụng phân tích cơ bản để lựa chọn mặt hàng giao dịch và dùng phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh để xác định thời điểm mua vào hoặc bán ra.

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh còn giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình thị trường qua các biểu đồ giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là tiêu chí quan trọng giúp dự đoán tình hình biến động giá trong tương lai ngắn hạn.

4. Hạn chế của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh

Bên cạnh nhiều ưu điểm nói trên, phương pháp phân tích kỹ thuật trong hàng hóa còn có nhiều hạn chế. Cụ thể như tính tương đối, sai số và độ trễ hay nhiễu tín hiệu.

Hạn chế của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh
Hạn chế của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh

Cùng là một kết quả phân tích kỹ thuật, nhưng mỗi chuyên gia khi đọc thông tin có thể đưa ra những kịch bản và lập luận khác nhau, đó là tính tương đối của phương pháp phân tích kỹ thuật trong hàng hóa. Do đó, các nhà đầu tư cần lựa chọn những chuyên gia tư vấn có uy tín và độ tin cậy cao.

Mọi thông số đo lường kỹ thuật sẽ đều có xảy ra sai số, bao gồm cả các kết quả phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh.

Kết quả phân tích kỹ thuật sẽ dựa trên ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi nhà đầu tư. Để hạn chế rủi ro không đáng có, nhà đầu tư cần nhận thức được tính sai số khi phân tích biểu đồ cũng như có sự chọn lọc khi đọc các phân tích kỹ thuật.

Theo như lý thuyết Dow trong đầu tư, tất cả các thông tin (ở quá khứ, hiện tại, tương lai) đều sẽ ảnh hưởng đến thị trường và được phản ánh thông qua chỉ số giá và các chỉ số liên quan như lãi suất, lạm phát, mức thu nhập và cả cảm xúc của nhà đầu tư…

Do đó, khi phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh sẽ có sự hạn chế đó là luôn luôn có độ trễ nhất định. Ở thời điểm xác định được xu hướng, thị trường đã có những biến động mới. Thậm chí sau những biến động mới này, tỷ lệ lãi/lỗ cũng thay đổi. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải có  kinh nghiệm, kỹ năng phân tích để có sự quyết đoán khi thực hiện đóng/mở vị thế.

Không phải lúc nào các tín hiệu thị trường khi đưa vào phân tích kỹ thuật đều cho kết quả đúng. Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa phái sinh còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan bất ngờ có thể khiến các dự đoán thị trường và phân tích kỹ thuật đôi khi không chính xác.

5. Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh thực hiện như thế nào?

Về bản chất, thì phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh chính là hình thức nghiên cứu các lực lượng thị trường theo yếu tố cung cầu, tâm lý chung thị trường cũng giống như cảm xúc của các nhà đầu tư và nhà giao dịch.

Trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường, thì phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh chính là là phương pháp đáng tin cậy, giúp nhà đầu tư tránh được ảnh hưởng của sự thao túng giá cũng như những tác động bất thường có thể gây ra tình trạng tín hiệu sai.

Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu biểu đồ, được gọi là chỉ số. Các nhà đầu tư thường sẽ quan sát và sử dụng kết hợp nhiều chỉ số để có thể đánh giá đúng về thị trường, hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch.

6. Những lưu ý khi thực hiện phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh

Trên thị trường hàng hóa phái sinh, thì các chỉ số giá hay biến động thị trường sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh thường mang tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người phân tích.

Vì vậy, rủi ro vẫn là điều không thể nào tránh khỏi. Để hạn chế tối đa rủi ro, nhà đầu tư nên lưu ý khi thực hiện phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh như sau:

Đừng nên quá đặt niềm tin vào các tín hiệu kỹ thuật nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh đầu tư bởi vì sẽ dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát được cảm xúc khi đầu tư.

Và đừng quên, thực hiện phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh chỉ là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm được tiềm năng đầu tư trên thị trường. Do vậy, NĐT cần phải giữ được sự bình tĩnh, linh hoạt.

Khi mô hình hoặc kết quả phân tích có xu hướng thay đổi, thì cần phải tìm ra lý do và sự giải thích khách quan.

7. Kết luận

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các nhà đầu tư một số thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh cũng như một số lưu ý khi thực hiện và sử dụng kết quả phân tích kỹ thuật.

Đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, thì nên sử dụng kết hợp cả phương pháp phân tích cơ bản kết hợp với phân tích kỹ thuật để đem lại kết quả đánh giá chính xác nhất.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và  thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!