Momentum indicator là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Khi nắm được cách sử dụng chỉ báo Momentum indicator sẽ giúp các nhà đầu tư thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận thị trường cũng như phương pháp dự đoán xu hướng giá. Trong phạm vi bài viết này, EFX sẽ chia sẻ đầy đủ các thông tin liên quan đến Momentum indicator là gì? Cách cài đặt và giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator hiệu quả.
Momentum indicator là gì trong forex?
Momentum indicator, theo Tiếng Anh chuyên ngành có nghĩa là động lượng. Trong lĩnh vực forex, ta hiểu nó là sức mạnh của xu hướng. Theo đó, Momentum Indicator là chỉ báo có chức năng đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá.

Các trader sẽ dựa vào thông số mà chỉ báo cung cấp để xác định được sức mạnh ẩn chứa đằng sau xu hướng hiện tại. Đây là cơ sở vững chắc giúp các trader dự đoán được xu hướng đảo chiều hay là tiếp diễn của thị trường; từ đó đưa ra quyết định vào lệnh chuẩn xác hơn.
Ý nghĩa của chỉ báo Momentum indicator
Khi muốn sử dụng thành thạo và giao dịch thành công với bất kỳ loại chỉ báo nào, việc hiểu được ý nghĩa cốt lõi của nó là vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó, trong nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn về ý nghĩa của chỉ báo Momentum indicator.
– Giúp nhà đầu tư nhìn nhận một cách tổng quát sức mạnh của xu hướng:
- Chỉ báo Momentum indicator tăng cho thấy xu hướng thị trường đang tăng và bền vững.
- Chỉ báo Momentum indicator giảm cho thấy xu hướng cũ đang suy yếu và có khả năng đảo chiều.
– Giúp trader phân tích sâu hơn về hành vi giá:
Khi tìm hiểu sâu hơn về chỉ báo, các nhà đầu tư phát hiện ra rằng Momentum indicator cũng tồn tại trong từng thân nến. Cụ thể:
- Một cây nến có phần thân dài và không có bóng nến được xem là cây nến mạnh (nến Marubozu), chứng tỏ nó có lực momentum cao.
- Trái lại, một cây nến có phần thân ngắn đi kèm với một hoặc cả 2 bóng nến dài thì được coi là nến yếu và lực momentum thấp.
Như vậy, chỉ cần so sánh nến tăng, nến giảm và sức mạnh của từng câu nến nhà đầu tư cũng có thể đo lường được độ mạnh của xu hướng thị trường lúc đó. Điều này sẽ giúp bạn phân tích được sâu hơn về hành vi giá.
– Cung cấp cho các trader 3 tín hiệu quan trọng:
- Khi đường chỉ báo Momentum indicator cắt đường 100 cho thấy tín hiệu quá mua hay quá bán hoặc giá đang di chuyển nhanh hay chậm như thế nào.
- Khi đường Momentum indicator cắt đường MA (đường trung bình động) sẽ giúp trader tìm ra điểm mà tại đó giá có dấu hiệu đảo chiều.
- Khi đường chỉ báo Momentum indicator phân kỳ hoặc hội tụ đường giá cho thấy giá đang có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, nếu đang trong xu hướng mạnh thì tín hiệu này khá yếu và dễ bị nhiễu
Cách giao dịch với chỉ báo Momentum indicator
Phương pháp giao dịch với chỉ báo Momentum indicator tương ứng với từng tín hiệu mà chỉ báo cung cấp cho các nhà đầu tư, đã được nêu ở phần ý nghĩa. Sau đây bài viết sẽ trình bày chi tiết từng tín hiệu giao dịch cụ thể:
1. Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum indicator cắt đường 100.
- Khi đường chỉ báo Momentum indicator đi lên trên và cắt đường 100, giai đoạn này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và có khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Lúc này các trader có thể đặt lệnh mua theo xu hướng.

- Tương tự, khi đường Momentum indicator đi xuống và cắt đường 100 chứng tỏ bên bán đang chiếm lợi thế, giá có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Đây là tín hiệu tiềm năng để các nhà đầu tư vào lệnh bán.
Tuy nhiên, các trader cần lưu ý rằng đường 100 và đường chỉ báo Momentum indicator giao nhau rất thường xuyên, các tín hiệu phát ra cũng khá yếu. Do đó, bạn cũng cần kết hợp một số chỉ báo phân tích kỹ thuật khác khi sử dụng động lượng.
2. Giao dịch khi đường Momentum indicator phân kỳ hoặc hội tụ đường giá.
Tín hiệu hội tụ và phân kỳ chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với đa số các nhà đầu tư. Việc xác định phân kỳ hay hội tụ phụ thuộc vào các đỉnh và đáy được hình thành bởi đường Momentum indicator và đường giá. Cụ thể:
- Phân kỳ xuất hiện khi đường Momentum indicator tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng đường giá lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Hội tụ xuất hiện khi đường Momentum indicator tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Khi xuất hiện tín hiệu hội tụ, phân kỳ sẽ cho nhà đầu tư biết được giá có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, tín hiệu xu hướng đảo chiều là một tín hiệu yếu khi phân kỳ hoặc hội tụ xảy ra. Đặc biệt là khi giá đang di chuyển trong một trend mạnh, các tín hiệu này rất dễ bị nhiễu. Do đó, các nhà giao dịch không nên quá tin tưởng vào tín hiệu đảo chiều này; để tăng độ chuẩn xác cho giao dịch, tốt nhất bạn vẫn nên kết hợp với nhiều công cụ và chỉ báo khác.
3. Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum indicator cắt đường MA
Khi kết hợp 2 chỉ báo này với nhau sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra các điểm mà tại đó giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Trong trường hợp này bạn có thể kết hợp với đường MA với chu kỳ khác nhau nhưng theo những trader chuyên nghiệp thì chu kỳ 9, 14, 21 sẽ phổ biến hơn cả. Chu kỳ càng dài thì độ mượt, tính chính xác càng cao.

Theo đó:
- Nếu đường Momentum indicator đi lên và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
- Nếu đường Momentum indicator đi xuồng và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.
Lưu ý: Tín hiệu này thường khá yếu cho nên để tăng tính chính xác thì nhà đầu tư nên kết hợp cùng các tín hiệu khác và kết hợp giữ Momentum indicator và đường 100 là gợi ý hoàn hảo cho trường hợp này.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!