Mô hình cốc và tay cầm là 1 trong những mô hình có nhiều cái nhất nhất: kích thước to nhất, thời gian hình thành lâu nhất. Một khi mô hình cốc và tay cầm có giá đã phá vỡ là không bao giờ đi vài chục pip có khi sẽ là cả trăm pip.
Mô hình Cốc Tay cầm là gì?

Mô hình cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn, đánh dấu 1 giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu. Mô hình có kết cấu giống hệt cốc uống cà phê, trong đó phần cốc có dạng hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ nhẹ.
Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm gồm: cốc và tay cầm thuận, loại thứ 2 chính là cốc và tay cầm nghịch.
Đặc điểm mô hình cốc và tay cầm

William J. O’neil người được xem là phù thuỷ chứng khoán, cũng chính là cha đẻ của mô hình cốc và tay cầm đã nói về mô hình này trong cuốn sách được xuất bản năm 1988, với tên gọi “How to make Money in Stocks”.
Ngoài ra, rất nhiều đầu sách của William đã có mặt tại Việt Nam, nên nếu bạn hay đọc sách về tài chính chắc chắn sẽ không xa lạ gì với cái tên này.
Quay trở lại với mô hình cốc và tay cầm, sẽ có 2 phần cấu tạo chính là phần cốc và tay cầm.
Phần thứ 3, đó là phần xu hướng: xu hướng trước đó cần phải rõ ràng là xu hướng tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào dạng mô hình cốc.
- Với mô hình cốc và tay cầm thuận, xu hướng phía trước phải là xu hướng tăng, để khi giá phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng.
- Với mô hình cốc và tay cầm nghịch, xu hướng phía trước phải là xu hướng giảm để khi giá phá vỡ phần tay cầm giá sẽ tiếp tục giảm.
Phần thứ 4: là phần cuối cùng để cho mô hình cốc và tay cầm này được hoàn thiện, chính là phần phá qua khỏi phần tay cầm.
Điều gì khiến mô hình cốc và tay cầm được hình thành?

William O’Neil đã xác định để hình thành nên mô hình cốc và tay cầm cần có tất cả bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất: kéo dài từ 1- 3 tháng, là thời điểm bắt đầu chuẩn bị xuất hiện mô hình cốc và tay cầm.
Như vậy trước khi mô hình cốc và tay cầm được hình thành, giai đoạn đầu tiên chính là 1 quá trình tăng giá diễn ra.
Giai đoạn thứ 2: sẽ được hình thành chính là giá bắt đầu điều chỉnh giảm, trong suất quá trình này sẽ hình thành nên phần cốc.
Trong phần cốc sẽ chia làm 2 nửa. Nửa đầu tiền bên tay trái, khi giá đã tăng trong 1 khoảng thời gian dài, trader sẽ có xu hướng chốt lời.
Thực tế, đây là việc hết sức bình thường bởi vì khi có 1 đà tăng giá trước đó sẽ dẫn tới việc có 1 bộ phận lớn trader chốt lời.
Điều này khiến cho giá sẽ bắt buộc phải giảm so với đà tăng trước đó, nên giá sẽ bắt đầu tụt dần, tụt dần, nhờ vậy đã hình thành nên nửa cốc bên tay trái.
Nhưng khi bắt đầu hình thành 1 nữa cái cốc bên phải, sẽ có 1 bộ phận nhận ra rằng thị trường vẫn đang rất lạc quan nên thay vì bán họ sẽ mua vào, với niềm tin là họ đã bắt được đáy của thị trường. Nên đã làm giá tăng dần và tạo ra nửa phần còn lại của mô hình cốc và tay cầm.
Vì cũng có nhiều trader cùng lúc nghĩ như thế múc liên tục, khiến cho giá tăng từ từ, đẩy lên bằng với miệng cốc tức thành 1 đường tròn, giá đã chạm vào đúng kháng cứ trước đó. Điều này không chỉ khiến phần cốc được hình thành mà cũng cho thấy 1 bộ phận nhà đầu tư khi mua được giá tại phần đáy đã bắt đầu tìm cách xả hàng.
Nhưng quá trình chốt lời này không làm cho giá giảm sâu thút lút, thay vào đó nó chỉ giảm khá ngắn chỉ để hình thành nên tay cầm. Bởi vì nhiều người vẫn lạc quan tin tưởng giá sẽ bay vút. Điều này cũng đã được minh chứng khi giá phá vỡ khỏi tay cầm và vút bay!
Thế nào là 1 mô hình cốc và tay cầm đẹp?

Như có nói, mô hình cốc và tay cầm này mất rất nhiều thời gian để hình thành, vì thế tần suất xuất hiện của chúng trên biểu đồ không nhiều như các dạng mô hình khác. Giai đoạn để cho mô hình này được hình thành cũng đầy biến động, lên lên xuống xuống liên tục. Cho nên không phải trader nào cũng đoán được đó là mô hình cốc và tay cầm.
Để là 1 cái cốc đẹp thì cần thoả mãn 1 số tiêu chí như sau:
Phần Cốc phải giống một cái bát hoặc đáy tròn giống 1 chữ U, nếu đáy giống hình chữ “V” sẽ được coi là quá sắc nét không cung cấp tín hiệu mạnh bằng cốc có đáy hình chữ U.
Độ sâu cốc: Lý tưởng nhất là độ sâu của cốc nên lùi lại 1/3 hoặc ít hơn so với mức trước đó.
Tay cầm: Giống như mô hình nêm giảm nên tay cầm sẽ phải dốc xuống. Đây cũng là phần giá thể hiện sự củng cố cuối cùng, trước khi đảo chiều tăng lên. Nên phần giá điều chỉnh chỉ bằng 1/3 so với cốc. Không được lùi quá sâu!. Nếu xuống quá 50% sẽ không được xem là cái cốc và tay cầm đẹp!
Ngoài ra, phần mép 2 bên cốc phải ngang bằng, không được nghiêng quá, vì chúng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự. Không kể do thời gian hình thành của 2 phần nửa cốc rất lâu, nên ngưỡng kháng cự này sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mạnh. Vì thế nếu giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, sẽ thường đi rất xa là vì vậy.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!