Mở vị thế và đóng vị thế là gì? Đối với các nhà đầu tư khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa thì việc nắm rõ những thuật ngữ cơ bản là một trong những điều rất quan trọng, chúng giúp các nhà đầu tư hiểu rõ và từ đó quản lý được chiến lược giao dịch của mình hiệu quả hơn.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mở vị thế và đóng vị thể là gì? Và đồng thời giới thiệu thêm cho bạn một vài thuật ngữ cơ bản mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia giao dịch hàng hóa cũng cần phải nắm rõ.
1. Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Mở – Đóng vị thế, chúng ta hãy cùng làm rõ hơn về giao dịch hàng hóa phái sinh.
Giao dịch hàng hóa phái sinh là một hình thức giao dịch mà trong đó khách hàng sẽ tiến hành thực hiện việc mua – bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc chuyển giao hàng hóa sẽ được thực hiện trong tương lai.
Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn hay tiêu chuẩn hàng hóa,… sẽ được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.
2. Các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Yếu tố tiếp theo mà chúng ta cần tìm hiểu đó chính là các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Có 4 loại hợp đồng cụ thể sau:
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): Là loại hợp đồng sẽ kết thúc trong 1 thời hạn được định trước trong tương lai. Ví dụ như ở hợp đồng cà phê thì các kỳ hạn là tháng 3, 5, 7, 9,11.
- Hợp đồng tương lai (futures): Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước việc mua bán sẽ được giao dịch trong 1 thời điểm nào đó trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (options): Là dạng hợp đồng giúp người mua bán có quyền được chọn mua trước hay bán trước tùy thuộc theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
- Hợp đồng hoán đổi (swap): Là sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm trao đổi dòng tiền này và lấy dòng tiền khác của bên kia.
3. Các danh mục được đầu tư
Yếu tố thứ 3 mà các nhà đầu tư cần phải nắm đó chính là các danh mục đầu tư của thị trường hàng hóa phái sinh.
Các mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh sẽ trải dài theo các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trong đó có 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính đó là: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng.
- Nhóm nông sản gồm ngô, lúa mì, đậu tương, khô đậu tương.
- Nhóm kim loại gồm bạc, quặng sắt, bạch kim, đồng,…
- Nhóm năng lượng gồm dầu WTI, khí tự nhiên, xăng pha chế, gas,..
- Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm Cacao, cao su, cà phê, bông,…
Trong đó các mặt hàng trong nhóm nông sản được xem là mặt hàng thường xuyên được giao dịch nhất trên thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay.
4. Các đối tượng tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh
Yếu tố cuối cùng chúng ta cần tìm hiểu trước khi đi vào phân tích khái niệm mở – đóng vị thế là gì đó chính là các đối tượng tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh.
Có 3 đối tượng cụ thể sau:
- Hedger (người bảo hiểm giá): Là đối tượng có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Họ sử dụng phái sinh hàng hóa làm công cụ để đề phòng rủi ro từ việc biến động giá.

- Speculator (Người đầu cơ): Đây là đối tượng không có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Việc mua bán các hợp đồng phái sinh hàng hóa nhằm thu về lợi nhuận từ sự biến động giá.
- Arbitrage: Là người thực hiện các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá.
5. Mở – đóng vị thế là gì?
Cuối cùng chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về khái niệm mở – đóng vị thế trong giao dịch hàng hóa phái sinh

-
Mở vị thế
Việc mở vị thế trên thị trường quyền chọn được thực hiện với một lệnh mua hoặc một lệnh bán quyền chọn của nhà đầu tư.
Thuật ngữ này được dùng trong trường hợp là “mua để mở vị thế” (chỉ hành động mua quyền chọn) và “bán để mở vị thế” (chỉ hành động bánn quyền chọn). Và một khi vị thế quyền chọn được mở, điều đó có nghĩa là đến một thời điểm nào đó, vị thể đó sẽ đóng lại, chấm dứt tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người nắm giữ vị thế.
-
Đóng vị thế
Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh đối ứng với vị thế đang sở hữu.
Về cơ bản, người giữ một vị thế quyền chọn có thể thực hiện đóng vị thế ( thoát ra khỏi vị thế) bằng một trong ba cách sau đây, cụ thể là: Bù trừ vị thế; Đợi đến thời điểm đáo hạn quyền chọn để kết thúc và đóng vị thế; Để quyền chọn đáo hạn vô giá trị
- Đóng vị thế bằng cách bù trừ vị thế, là biện pháp đóng vị thế được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hợp đồng quyền chọn. Trong trường hợp này, vị thể quyền chọn sẽ được đóng bất cứ lúc nào mà không cần chờ đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn đó. Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện một giao dịch đảo ngược với giao dịch ban đầu để thoát ra ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế mua quyền chọn và thực hiện giao dịch bù trừ bằng một lệnh bán chính quyền chọn đó (thực hiện bán để đóng vị thế); ngược lại, giao dịch bù trừ của một vị thế bán quyền chọn được thực hiện bằng lệnh mua quyền chọn đó (thưc hiện mua để đóng vị thế).
- Đợi đến thời điểm đáo hạn quyền chọn để kết thúc và đóng vị thế : Việc thực hiện quyền chọn sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của bên mua (người nắm giữ vị thế mua) quyền chọn. Thông thường, quyền chọn sẽ được thực hiện khi nó có giá trị nội tại vào thời điểm đáo hạn. Cụ thể:
- Quyền chọn mua (đối với một tài sản cơ sở) được thực hiện khi tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện theo hợp đồng.
- Quyền chọn bán (đối với một tài sản cơ sở) được thực hiện khi tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện theo hợp đồng.
- Quyền chọn đáo hạn vô giá trị xảy ra trong trường hợp bên mua quyền chọn quyết định không thực hiện quyền (mua hoặc bán tài sản cơ sở) của mình vào thời điểm đáo hạn quyền chọn. Khi đó, sẽ không có giao dịch mua hay bán nào diễn ra đối với tài sản cơ sở của hợp đồng và nghĩa vụ sẽ không phát sinh đối với bên giữ vị thế bán.
6. Kết luận
Bài viết trên là một số chia sẻ về những thuật ngữ cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Hi vọng, qua bài viết, các nhà đầu tư sẽ bổ sung thêm được cho mình những kiến thức bổ ích trong việc tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!