Ma trận BCG hay ma trận Boston được thiết kế để giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược dài hạn, nhận ra cơ hội tăng trưởng bằng cách xem xét các danh mục sản phẩm để quyết định đầu tư tiếp hay ngừng sản xuất sản phẩm. Vậy chính xác Ma trận BCG là gì? Ma trận BCG trong quản trị chiến lược cụ thể như thế nào? Hãy cùng EFX đi tìm câu trả lời qua bài phân tích dưới đây nhé!

Ma trận BCG là gì?

BCG là viết tắt của Boston Consulting Group. Ma trận BCG được hình thành nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách phân tích danh mục sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hay loại bỏ sản phẩm đó. Ma trận BCG sẽ phân tích các khía cạnh tương ứng với trục hoành và trục tung lần lượt là:

Ma trận BCG gồm những gì?

Ma trận BCG được chia thành 4 góc phần tư (tương ứng với 4 SBU). Việc phân chia này dựa trên phân tích về tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối.

MA TRẬN BCG
                                                                 MA TRẬN BCG

Trong đó:

Cho những ai chưa biết SBU là gì thì SBU là viết tắt của Strategic Business Unit, có nghĩa là một đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU trong trường hợp này được hiểu là một dòng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc thậm chí là một sản phẩm hay nhãn hiệu, nhắm tới nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể hoặc một vị trí địa lý xác định nào đó.

Tóm lại, có 3 điều cơ bản cần nhớ về ma trận BCG:

Phân tích ma trận BCG

Sau khi biết được khái niệm ma trận BCG là gì cũng như SBU là gì, bây giờ chúng ta hãy cùng đi phân tích ma trận BCG một cách cụ thể nhé.

SBU Con Chó (Dog)

Nếu sản phẩm của một công ty có thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng thấp, thì sản phẩm đó được xếp vào SBU Con Chó và cần được bán, thanh lý hoặc định vị lại. Sản phẩm trong vùng này không tạo ra nhiều doanh thu cho công ty vì chúng có thị phần thấp và hầu như không tăng trưởng. Chính vì thế, những sản phẩm này có thể trở thành những cái bẫy thắt chặt tiền của công ty trong thời gian dài, gây thoái vốn nghiêm trọng.

SBU Con Bò (Cash Cow)

Các sản phẩm ở các khu vực tăng trưởng thấp nhưng công ty có thị phần tương đối lớn được xếp vào SBU Con Bò. Do đó, doanh nghiệp nên “vắt sữa bò” càng lâu càng tốt. SBU Con Bò nằm ở góc phần tư phía dưới bên trái, thường là sản phẩm dẫn đầu ở các thị trường đã trưởng thành.

SBU CON BÒ
                                                                                                 SBU CON BÒ

Nói chung, những sản phẩm này tạo ra lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường và tự duy trì từ góc độ dòng tiền. Những sản phẩm này nên được tận dụng càng lâu càng tốt. Giá trị của những sản phẩm nằm trong SBU Con Bò có thể được tính toán dễ dàng vì các mô hình dòng tiền của chúng rất dễ dự đoán.

Trên thực tế, những sản phẩm trong vùng này có tỷ trọng tiền mặt cao, tăng trưởng thấp nên được “vắt kiệt” để lấy tiền nhằm tái đầu tư vào các “ngôi sao” có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.

SBU Ngôi Sao (Star)

Các sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao và chiếm một phần đáng kể của thị trường đó được coi là “ngôi sao” và cần được đầu tư nhiều hơn. SBU Ngôi Sao nằm ở góc phần tư phía trên bên trái, thường là các sản phẩm tạo ra thu nhập cao nhưng cũng tiêu tốn một lượng vốn lớn của công ty.

Nếu một sản phẩm dẫn đầu thị trường nằm trong SBU Ngôi Sao, thì cuối cùng sản phẩm đó cũng sẽ trở thành một sản phẩm nằm trong SBU Con Bò khi tốc độ tăng trưởng chung của thị trường giảm xuống.

SBU Dấu Hỏi Chấm (Question Mark)

Các sản phẩm nằm trong SBU Dấu Hỏi Chấm thường nằm ở những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhưng công ty không duy trì được thị phần lớn. Các sản phẩm được phân vào SBU này thường phát triển nhanh nhưng tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên của công ty. Do đó các sản phẩm này nên được phân tích thường xuyên và chặt chẽ để xem liệu chúng có đáng để duy trì hay không.

Cách vẽ ma trận BCG

Muốn biết cách vẽ ma trận BCG, trước tiên bạn cần xác định hai thông số quan trọng nhất, đó là: thị phần tương đối của doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng ngành. Sau khi đã có kết quả của hai thông số đó, chúng ta sẽ đi xác định các SBU của doanh nghiệp.

CÁCH VẼ MA TRẬN BCG
                                                                                          CÁCH VẼ MA TRẬN BCG

Mỗi SBU là một góc phần tư trên mặt phẳng BCG, có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt đưa các SBU vào mô hình BCG.

Biểu diễn các SBU trên ma trận BCG: xác định vị trí của các ma trận BCG trên ma trận thông qua hai yếu tố: thị phần tương đối của SBU và tỷ lệ tăng trưởng.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!