Đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng hiện đang là lĩnh vực vô cùng hot hiện nay. Và để trở thành một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp thì lý thuyết Dow là một trong những vấn đề bạn không được bỏ qua. Vậy lý thuyết Dow là gì? Những thông tin cơ bản về lý thuyết Dow này. Cùng EFX tìm hiểu ngày bài viết dưới đây nhé.

Lý thuyết Dow là gì?

LÝ THUYẾT DOW LÀ GÌ?
                                                                            LÝ THUYẾT DOW LÀ GÌ?

Lý thuyết Dow được xem viên gạch đặt nền móng cho việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Thông qua lý thuyết Dow nhà đầu tư có thể nắm được các biến động về thị trường chung, các mã cổ phiếu hay các cặp tiền tệ trên thị trường. Theo như nhiều nhà đầu tư thì sự tăng giảm của cổ phiếu thường có chiều hướng giống với xu hướng thị trường. Cho nên phân tích kỹ thuật thì các nhà đầu tư nên quan tâm đến thị trường chung.

12 nguyên lý trong lý thuyết Dow

CÁC NGUYÊN LÝ TRONG LÝ THUYẾT DOW
                                                         CÁC NGUYÊN LÝ TRONG LÝ THUYẾT DOW

Về cơ bản lý thuyết Dow có 12 nguyên lý như sau:

Chỉ số giá bình quân thị trường phản ánh đa số

Chỉ số giá bình quân sẽ phản ánh mối liên kết trong hoạt động của các nhà đầu tư. Đặc biệt là bao gồm những nhà đầu tư thiên tài với bộ óc dự đoán về các sự kiện, vấn đề ảnh hưởng đến cung cầu trong chứng khoán. Đây là một nguyên lý quan trọng trong lý thuyết Dow.

3 xu thế trên thị trường

Nguyên lý này bao gồm các xu thế quan trọng trong lý thuyết Dow trên thị trường chứng khoán. Xu thế cấp 1 là xu thế quan trọng nhất bao gồm các biến động tăng giảm với quy mô lớn kéo dài đến vài năm làm giá trị cổ phiếu giao động đến 20%. Xu thế cấp 2 là những biến động xen vào xu thế cấp 1 xay ra ra khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt qua mức độ hiện tại của nó. Và xu thế cấp 2 thường là những biến động giá nhỏ hằng ngày và không quan trọng trong lý thuyết Dow.

Xu thế cấp 1

Như chúng tôi đã đề cập thì đây là các biến động lớn về giá và xảy ra trong thời gian dài. Nếu các biến động làm tăng giá nhiều đợt liên tiếp và mỗi đợt đều điều chỉnh đều có mức giá cao hơn trước đó. Thì xu thế cấp 1 lúc này đang tăng giá và thị trường sẽ được xem là thị trường tăng giá (Bull Market). Và ngược lại thì gọi là thị trường giảm giá hay thị trường con gấu (Bear Market).

Xu thế cấp 2

Là những biến động trung gian làm gián đoạn xu thế cấp 1 với những đợt suy giảm tạm thời xuất hiện ở Bull Market hay những đợt tăng giá gọi là phục hồi xuất hiện ở Bear Market. Thường thì chúng sẽ kéo lại khoảng ⅓ đến ⅔ mức tăng của xu thế 1. Và nó thường kéo dài ít nhất từ 2 tuần đến nhiều tháng.

Xu thế nhỏ

Đúng như tên gọi thì biến động này kéo dài không quá 3 tuần và thường sẽ dưới 1 tuần. Nếu như xu thế 1 được ví như thủy triều, xu thế 2 được xem như những con sóng có thể tác động đến thủy triều đó thì xu thế nhỏ sẽ là những gợn sóng lăn tăn. Và theo lý thuyết Dow thì xu thế này không quan trọng trên thị trường chứng khoán.

Bull market

Đây còn gọi là thị trường bò tót hay thị trường tăng giá gồm 3 thời kỳ bao gồm:

Bear Market

Đây là xu thế thị trường giảm hay còn gọi là thị trường con gấu cũng được chia làm 3 thời kỳ:

Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường

Đây là vấn đề gây khúc mắc nhất trong lý thuyết Dow, và nó đã được minh chứng về sự đúng đắn và được vận dụng đến ngày nay. Nguyên lý này được hiểu là chỉ khi hai chỉ số bình quân của thị trường có xu thế đi lên thì mới có thể xác nhận dầu hiệu của sự đổi chiều xu thế chính.

Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường

Khi giá biến động theo xu thế cấp 1 thì thị trường mới có thể mở rộng và vẫn có thể đúng với xu thế cấp hai. Trong Bull Market thì khối lượng giao dịch tỷ lệ thuận với giá, còn với Bear Market thì là tỷ lệ nghịch. Và theo lý thuyết Dow thì chỉ có biến động giá mới quyết định dấu hiệu về biến động thị trường.

Đường ngang có thể thay thế xu thế cấp 2

Theo lý thuyết Dow thì đường ngang là thời kỳ giá ít biến động (nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang có thể kéo dài vài tuần hay lâu hơn khoảng vài tháng.

Chỉ dùng mức giá đóng cửa để nghiên cứu

Lý thuyết Dow chỉ quan tâm đến số liệu cuối ngày giao dịch. Và đồng nghĩa với việc lý thuyết này không đề cao những biến động trong ngày giao dịch.

Một xu thế cần đước xem là tiếp tục cho đến khi xuất hiện dấu hiệu rõ ràng về sự đảo chiều của xu thế đó

Đây là một nguyên lý trong lý thuyết Dow xuất hiện rất nhiều tranh cãi nhưng giá trị nó mang lại là không thể phủ nhận. Nguyên lý này giúp đề phòng những quan điểm vội vàng trên thị trường của các nhà đầu tư. Và nguyên lý này cũng nhắc nhở các nhà đầu tư phải theo dõi thị trường thường xuyên hơn và nhẫn nại hơn trong hoạt động đầu tư của mình

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!