Nắm lợi nhuận trước thuế là gì giúp các đơn vị đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả. Bởi vì một trong những chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn nhầm lẫn giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. EFX sẽ chia sẻ các cách thức, công thức tính và ví dụ cụ thể về lợi nhuận trước thuế trong doanh nghiệp. Đồng thời, EFX sẽ giúp nhà quản trị phân biệt rõ ràng giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế là khoản thu nhập của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí trả lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế có thuật ngữ Tiếng Anh là EBIT (Earnings Before Interest and Taxes).
Tại sao cần xác định lợi nhuận trước thuế?
Thông thường chủ doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn tới lợi nhuận sau thuế vì đây là khoản thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chuyên gia phân tích tài chính thì chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là gì lại vô cùng quan trọng.
Lợi nhuận trước thuế phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không, bởi chỉ tiêu này chưa tính đến các khoản nợ lãi vay và khoản thuế phải nộp.
Vì vậy, khi xem xét lợi nhuận trước thuế là gì sẽ cho phép nhà quản lý điều chỉnh các kế hoạch để tiếp tục mở rộng phát triển các sản phẩm đang kinh doanh (nếu lợi nhuận dương và có xu hướng gia tăng) hay thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sản phẩm (nếu lợi nhuận âm hoặc có xu hướng giảm).
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế EBIT bỏ qua các biến số như cấu trúc vốn (vốn chủ sở hữu và vốn vay) của doanh nghiệp, không xét tới gánh nặng thuế, do đó lợi nhuận trước thuế là thước đo khả năng sinh lời của công ty và có ý nghĩa lớn trong một số lĩnh vực sau:
Thuế: Khi các nhà đầu tư so sánh về nghĩa vụ thuế giữa các công ty khác nhau, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giúp nhà đầu từ làm rõ thu nhập trước thuế và lãi suất của doanh nghiệp.
Nợ: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế EBIT phù hợp khi các nhà phân tích tài chính nghiên cứu về các doanh nghiệp thuộc các ngành thâm dụng vốn.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn chủ nhiều và vay ít thì doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy tài chính, do đó khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ gia tăng. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp vay nợ nhiều, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm nhưng chi phí trả lãi vay lại gia tăng.
Cách tính lợi nhuận trước thuế và ví dụ

Để xác định lợi nhuận trước thuế là gì, có giá trị là bao nhiêu đối với từng doanh nghiệp, ta có 2 cách tính như sau:
Cách 1: Cách tính lợi nhuận trước thuế theo chiều thuận (dựa vào doanh thu và chi phí)
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ví dụ:
Trong quý 3/ N, Công ty Bình Minh có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 50.000 USD. Giá vốn hàng bán của công ty là 1.000 USD/ sản phẩm. Công ty đã bán được 20 sản phẩm trong quý 3/N. Chi phí trả cho nhân viên bán hàng là 10.000 USD. Chi phí thuê địa điểm bán hàng và điện nước là 1.000 USD. Tính lợi nhuận trước thuế (EBIT) của công ty Bình Minh trong quý 3/N.
Giải:
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
=> EBIT = (50.000) – (1.000*20) – (10.000) – (1.000)
=> EBIT = 19.000 USD
Vậy lợi nhuận trước thuế của công ty Bình Minh trong quý 3/N là 19.000 USD.
Cách 2: Cách tính lợi nhuận trước thuế theo chiều ngược (dựa vào lợi nhuận sau thuế)
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN
Ví dụ:
Trong quý 3/ N, Công ty Bình Minh có lợi nhuận ròng là 20.000 USD. Biết rằng chi phí trả tiền lãi vay của công ty trong quý này là 2.000 USD và công ty phải đóng khoảng thuế TNDN là 4.400 USD. Tính lợi nhuận trước thuế (EBIT) của công ty Bình Minh trong quý 3/N?
Giải:
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN
=> EBIT = 20.000 + 2000 + 4.400 = 26.400 USD
Vậy lợi nhuận trước thuế của công ty Bình Minh trong quý 3/N là 26.400 USD.
Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trước thuế trong kinh doanh

Để đánh giá lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, thông thường ta so sánh giữa giá trị của lợi nhuận trước thuế với 0.
Trường hợp 1: Lợi nhuận trước thuế EBIT >0: Điều này phản ánh doanh nghiệp làm ăn có lãi dương. Doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng, nên mở rộng đầu tư kinh doanh và chưa cần thay đổi mô hình kinh doanh.
Trường hợp 2: Lợi nhuận trước thuế EBIT = 0: Điều này phản ánh doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Như vậy, doanh nghiệp thậm chí không có đủ khả năng trả lãi nợ vay và trả thuế TNDN.
Điều này đồng nghĩa với việc các cổ đông sẽ không được chia cổ tức. Doanh nghiệp trong trường hợp này cần xem xét thay đổi chiến lược, kế hoạch và mô hình kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn.
Trường hợp 3: Lợi nhuận trước thuế EBIT < 0: Điều này phản ánh doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Như vậy, tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ hơn các chi phí dành cho việc bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lương cho nhân viên,… Doanh nghiệp cần thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí,…
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!