Lợi nhuận ròng là thước đo phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh và phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty và các cổ đông có được, cũng là chỉ số tài chính được quan tâm nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu về khái niệm này, công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng cũng EFX.

Lợi nhuận ròng là gì?

LỢI NHUẬN RÒNG LÀ GÌ?
                                                                               LỢI NHUẬN RÒNG LÀ GÌ?

Lợi nhuận ròng là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Thuật ngữ lợi nhuận ròng này cũng có tên gọi khác như lãi ròng, lợi nhuận sau thuế, hoặc ‘thu nhập ròng’

Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng một khái niệm “lợi nhuận”. “Lợi nhuận ròng” xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh với ngữ cảnh “lợi nhuận sau thuế” và nằm ở dòng gần cuối cùng.

Công thức tính lợi nhuận ròng 

CÔNG THỨC TÍNH LỢI NHUẬN RÒNG
                                                                    CÔNG THỨC TÍNH LỢI NHUẬN RÒNG

Từ thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể xác định lợi nhuận ròng qua các cách sau:

Cách 1:

Tổng doanh thu – tổng chi phí = lợi nhuận ròng

Nếu các khoản phí và chi phí của một công ty lớn hơn doanh thu, số liệu tính toán ra là số âm, lúc này không còn là lợi nhuận ròng mà là lỗ ròng.

Trong đó: 

Cách 2:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

Hiện nay, chỉ tiêu lợi nhuận ròng đã có thể được tính toán tự động bởi phần mềm kế toán, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng, kịp thời tình hình tài chính của công ty mình.

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN RÒNG
                                                                      Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN RÒNG

Thứ nhất, lợi nhuận ròng là một thông số quan trọng khác xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đã chi ra hay không. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp quyết định thời điểm và cách thức làm việc để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thời điểm giảm chi phí. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi xem khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này nên lợi nhuận ròng cũng phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đầu tư.

Thứ hai, lợi nhuận ròng là chỉ tiêu ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp. Vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được và là chỉ số phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc doanh nghiệp cổ phần, khoản lợi nhuận ròng là căn cứ để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty hay không.

Cuối cùng, chỉ tiêu lợi nhuận ròng giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Đối với ngân hàng, lợi nhuận ròng thể hiện sự tín nhiệm của doanh nghiệp về khả năng trả khoản vay để ngân hàng ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỜNG ĐẾN LỢI NHUẬN RÒNG
                                                   CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỜNG ĐẾN LỢI NHUẬN RÒNG

Dựa theo công thức tính lợi nhuận ròng, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng như sau:

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!