Lệnh PLO trong chứng khoán có lẽ không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư đã tham gia thị trường. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu tìm hiểu chứng khoán thì đây chắc chắn là thuật ngữ khá mới và cần được tìm hiểu cách sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong giao dịch đầu tư. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm hiểu lệnh PLO, những ưu nhược điểm và 5 đặc điểm của lệnh giới hạn PLO.

I. Khái niệm lệnh PLO trong chứng khoán?

PLO là tên gọi viết tắt của Post Limit Order, lệnh PLO được hiểu là một loại lệnh giới hạn được dùng để giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sau khi đã kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ.

Lệnh PLO có mức giá được xác định ở mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch đó. Đây sẽ là mức giá cố định, ngoài ra các nhà đầu tư cũng không được phép thực hiện việc sửa những lệnh giới hạn PLO. Đối với lệnh này, nhà đầu tư chỉ cần chú trọng vào thứ tự đối ứng và khối lượng giao dịch.

Lệnh Plo
Lệnh Plo

Thời gian quy định thực hiện để đặt lệnh giới hạn PLO là trong khung giờ khoảng từ 14h45 đến 15h00, các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Đặc trưng của loại lệnh PLO là khi lệnh đã được nhập lên hệ thống, nhà đầu tư sẽ bị từ chối nếu có hành động sửa hoặc hủy lệnh. Thời gian lệnh giới hạn này được khớp là ngay sau khi có lệnh đối ứng với khối lượng và giá như đã thiết lập.

II. Đặc điểm của lệnh PLO

Nếu tại phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ trong ngày giao dịch hôm đó không thể xác định được giá đóng cửa thì lúc này lệnh giới hạn PLO không được nhập lên hệ thống giao dịch.

Nhà đầu tư chỉ có thể được nhập lệnh giới hạn PLO lên hệ thống trong khoảng thời gian diễn ra phiên giao dịch ở ngoài giờ.

Ngay sau khi lệnh được nhập lên hệ thống giao dịch, nếu có lệnh đối ứng và đang được chờ xử lý thì lệnh giới hạn PLO sẽ được thực hiện với mức giá là mức giá đóng cửa trong tại phiên giao dịch đó.

Chỉ khi phiên định kỳ kết thúc, tức là từ 14h45 đến 15h00 mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần thì lệnh giới hạn PLO mới được khớp.

Lệnh Plo
Lệnh Plo

Đối với lệnh giới hạn PLO mà không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần thì vào cuối phiên giao dịch ở ngoài giờ, hệ thống sẽ tự động hủy chúng.

III. Ưu và nhược điểm của lệnh PLO

Dưới đây là tổng hợp ưu điểm và nhược điểm nổi bật của lệnh giới hạn PLO mà nhà đầu tư cần biết để có thể sử dụng hiệu quả.

Lệnh Plo
Lệnh Plo

          1. Ưu điểm lệnh PLO

          2.Nhược điểm lệnh PLO

IV. Cách đặt lệnh PLO

Có 2 cách phổ biến để có thể sử dụng đặt lệnh giới hạn PLO:

Vì nguyên tắc của lệnh PLO là chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày với mức giá cố định được xác định trong phiên giao dịch, do đó nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh này khá an toàn.

Về cách thức giao dịch với lệnh PLO cũng khá đơn giản như cách đặt các loại lệnh giao dịch khác, đồng thời sẽ được hỗ trợ bởi công ty môi giới, tổng đài.

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những kiến thức được tổng hợp về lệnh PLO trong chứng khoán. Bạn nên nhớ dù tham gia tại bất kì thị trường đầu tư nào thi nhà đầu tư cũng phải luôn trau dồi thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm để con đường đầu tư hiệu quả nhất.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!