Giao dịch chứng khoán sử dụng các lệnh để thực hiện hoạt động mua – bán tự động trên sàn. Trong đó, Lệnh MP hay lệnh thị trường là loại lệnh phổ biến, được dùng nhiều trong các giao dịch. Vậy lệnh MP là gì và cách giao dịch lệnh MP thế nào? Chia sẻ dưới đây của EFX sẽ giúp người dùng hiểu về loại lệnh MP này và cách sử dụng hiệu quả nhất khi giao dịch chứng khoán.
Lệnh MP là gì?

Lệnh MP (Market Price order) hay còn gọi là lệnh thị trường, giúp nhà đầu tư mua hoặc bán với mức giá tốt nhất trên thị trường giao dịch. Với lệnh MP, nhà đầu tư có thể mua với mức giá thấp nhất và bán ra với giá cao nhất hiện có, tại thời điểm nhập lệnh MP. Có thể hiểu, lệnh thị trường sẽ mua bán cổ phiếu với bất cứ giá nào thấp/cao nhất tại thời điểm giao dịch.
Lệnh MP được ưu tiên thực hiện trước tiên, so với các lệnh giao dịch khác. Nếu có lệnh LO đối ứng, lệnh MP sẽ được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống. Đặc biệt, nhà đầu tư sẽ không được nhập lệnh MP nếu chưa có lệnh giới hạn đối ứng với cùng loại chứng khoán.
Nguyên tắc khớp lệnh MP diễn ra như sau:
- Lệnh MP nhập vào hệ thống, thị trường mua sẽ hiển thị giá bán thấp nhất, thị trường bán hiển thị mức giá cao nhất, hiện có. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP chưa được hiển thị hết, thì giao dịch sẽ được mua với mức giá bán cao hơn và bán với mức giá mua thấp hơn tiếp theo.
- Khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn, khi lệnh đối ứng đã hết, lúc này hệ thống sẽ tự động chuyển lệnh MP mua thành giới hạn mua. Với mức giá khớp cuối cùng của lệnh MP mua thực hiện trước đó.
- Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần với lệnh mua và giá sàn với lệnh bán, lúc này, lệnh MP mua/bán sẽ chuyển thành lệnh LO mua với giá trần hoặc lệnh LO bán với giá sàn.
Đặc điểm của lệnh MP
Lệnh MP được sử dụng nhiều nhất và phổ biến tại các sàn chứng khoán trên thế giới. Đặc điểm của lệnh MP chứng khoán cụ thể như sau:
- Gắn với giao dịch liên tục, là công cụ góp phần tăng tính thanh khoản.
- Là lệnh ưu tiên trước nhất, so với các lệnh giao dịch khác trên sàn.
- Chỉ được thực hiện khi có lệnh LO đối ứng của mã cổ phiếu đó. Trường hợp không có mã đối ứng, lệnh sẽ bị hủy ngay tại thời điểm nhập lệnh.
- Với nhà đầu tư nước ngoài, lệnh MP chỉ khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy, trường hợp chứng khoán hết room.
Phân loại lệnh MP trong chứng khoán

Trên thị trường giao dịch chứng khoán, lệnh MP sẽ được phân loại thành nhiều loại với đặc trưng khác nhau. Dưới đây là 3 loại lệnh MP và đặc điểm cụ thể:
- Lệnh MP giới hạn (MTL): Loại lệnh MP này sẽ diễn ra khi khối lượng lệnh MP ban đầu không được thực hiện hoàn toàn, phần còn loại sẽ được chuyển thành lệnh LO. Đồng thời, hệ thống sẽ áp dụng với các quy định sửa, hủy với lệnh LO, đối ứng.
- Lệnh MP khớp hoàn toàn hoặc hủy (MOK): Lệnh MP ban đầu nếu không được thực hiện toàn bộ khối lượng nhập, thì sẽ hủy ngay sau khi nhập.
- Lệnh MP khớp và hủy (MAK): Lệnh MP sẽ được thực hiện và khớp một phần, phần còn lại sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
Ưu nhược điểm của lệnh MP
Giao dịch chứng khoán với lệnh MP rất phổ biến. Sử dụng lệnh thị trường cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhà đầu tư cần nắm rõ để sử dụng phù hợp nhất.
Ưu điểm lệnh MP order
- Giao dịch vào thị trường nhanh, bởi lệnh MP là lệnh ưu tiên. Sử dụng lệnh MP kịp tho phép người chơi chớp được các cơ hội mua bán cổ phiếu tăng lợi nhuận. Nếu dự đoán giá đúng kỳ vọng sẽ giúp nhà đầu tư tăng lợi nhuận, giảm thiệt hại.
- Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, gia tăng các giao dịch.
- Sử dụng khá thuận tiện, nhà đầu tư chỉ cần đưa ra khối lượng cụ thể mà không cần nhập mức giá.
Hạn chế của lệnh MP order
Nhà đầu tư cá nhân sử dụng lệnh thị trường có thể gặp bất lợi, khi biến động giá đi ngược với dự đoán ban đầu. Đồng thời, về phía sở giao dịch chứng khoán áp dụng lệnh MP sẽ gây biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến sự bình ổn giá trên thị trường. Do vậy, lệnh MP thường được sử dụng hiệu bởi các nhà đầu tư lớn hơn so với người chơi nhỏ lẻ.
Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán

Lệnh MP được sử dụng để đua lệnh, giao dịch nhanh. Nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán, cần biết cách đặt lệnh MP để việc giao dịch thuận lợi và thành công nhất.
- Bước 1: Nhà đầu tư đăng nhập tài khoản chứng khoán, trong phiên liên tục, giao diện giao dịch sẽ hiện ra.
- Bước 2: Nhà đầu tư đặt lệnh LO đối ứng cho mã cổ phiếu.
- Bước 3: Nhập khối lượng cổ phiếu muốn giao dịch mua – bán.
- Bước 4: Giao dịch khớp lệnh với mức giá mua thấp nhất và giá bán cao nhất hiện có trên thị trường.
Lệnh MP được sử dụng khi nhà đầu tư muốn mua – bán cổ phiếu bằng mọi giá. Có nghĩa, bạn sẵn sàng mua cổ phiếu với mức giá cao nhất hoặc bán với mức giá thấp nhất. Thực hiện lệnh MP mua khi nhà đầu tư chắc chắn cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. Lệnh MP bán thực hiện nhiều và đồng loạt sẽ làm giá cổ phiếu bị sụt giảm.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!