Lệnh LO là loại lệnh được dùng khá nhiều trong các giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu khái niệm lệnh LO, cách đặt lệnh như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ khá hữu ích vì giúp bạn hiểu về lệnh LO và sử dụng để có được giao dịch thành công.
I. Lệnh LO là gì?

Lệnh LO hay Limit Order là lệnh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán ở tại một mức giá cụ thể hoặc giá tốt hơn. Sử dụng lệnh giới hạn này cho phép nhà đầu tư kiểm soát tốt giá mua hoặc bán ở các giao dịch:
- Lệnh LO mua sẽ cho phép giao dịch thực hiện ở mức giá thấp hơn hoặc bằng với giá giới hạn.
- Lệnh LO bán, giao dịch sẽ được thực hiện với mức giá bằng hoặc cao hơn giá giới hạn.
Ví dụ: Khi nhà đầu tư thiết lập lệnh giới hạn mua cổ phiếu ABC với mức giá là 10$. Lúc này, các giao dịch chỉ được thực hiện khi cổ phiếu đạt mức giá bằng hoặc thấp hơn 10$. Ngược lại, với lệnh giới hạn bán sẽ áp dụng cho cổ phiếu XYZ, mức giá giới hạn 20$, thì giao dịch bán thực hiện với giá mua trả giá cao hơn hoặc bằng 20$.
Việc thiết lập lệnh giới hạn này, cho phép người mua – bán thiết lập được khoảng giá yêu cầu để thực hiện giao dịch một cách tự động. Tuy nhiên, khi đã đặt lệnh LO, không chắc chắn giao dịch của bạn có thể được thực hiện.
Lệnh Limit Order – LO hữu ích trong các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư không theo dõi thường xuyên mã cổ phiếu đó. Việc sử dụng lệnh LO này sẽ giúp các giao dịch được thiết lập tự động, mua hoặc bán trong giới hạn cho phép hay sự chấp nhận được của mỗi người.
- Lệnh giới hạn có lợi trong trường hợp giá một cổ phiếu trong giai đoạn tăng hoặc giảm quá nhanh. Nhà đầu tư lo sợ giao dịch sẽ bị lấp đầy bởi các lệnh ở thị trường, ảnh hưởng đến giá của tài sản.
II. Đặc điểm của lệnh LO

Lệnh LO sẽ cho phép nhà đầu tư thiết lập giới hạn mua hoặc bán, phù hợp với chiến lược và có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Cho phép các giao dịch thực hiện tại mức tối đa hoặc mức tối thiểu mà bạn có thể thực hiện.
- Lệnh giới hạn thường được đặt làm lệnh chờ giao dịch. Có nghĩa là khi các điều kiện chưa được đáp ứng thì lệnh sẽ treo tại lệnh chờ, chứ không khớp ngay.
- Lệnh LO không phải là lệnh ưu tiên, không dùng để tranh mua – bán như lệnh ATC, ATO. Do vậy, nhà đầu tư cần chờ đến khi giá khớp.
- Tại phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh LO sẽ được ưu tiên khớp sau lệnh ATC, ATO và phiên khớp lệnh liên tục, lệnh LO sẽ ưu tiên khớp sau lệnh MP.
- Lệnh giới hạn có hiệu lực từ khi cài đặt vào hệ thống đến hết ngày giao dịch. Cụ thể, lệnh LO sẽ thực hiện từ: 9h-11h30 và 13h-14h45 trên sàn HOSE và HNX. Riêng sàn Upcom, lệnh sẽ có hiệu lực từ 9h-11h30 và 13h-15h.
- Lệnh giới hạn này được giải quyết chủ yếu bằng giá. Nếu giá trị chứng khoán nằm trong khoảng thứ tự giới hạn, thì lúc này, giao dịch sẽ không được thực hiện.
- Khi bạn đặt lệnh giới hạn, nhà đầu tư cần ghi mức giá cụ thể muốn mua / bán. Hệ thống sẽ dựa trên mức giá này để khớp lệnh giá thấp hoặc cao hơn.
III. Lệnh LO trong chứng khoán có bao nhiêu loại?
Lệnh LO được dùng ở thời điểm khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng. Dưới đây là 2 loại lệnh giới hạn được sử dụng:
- Lệnh LO tại phiên mở cửa: Lệnh này được dùng để mua hoặc bán một loại chứng khoán ở tại thời điểm phiên mở cửa sàn. Giao dịch được diễn ra nếu mức giá thị trường thỏa mãn điều kiện giới hạn đã được thiết lập. Đặc điểm loại lệnh LO tại phiên mở cửa chỉ có hiệu lực với phiên giao dịch đầu tiên, sau đó không còn hiệu lực để áp dụng.
- Lệnh LO tại phiên đóng cửa: Lệnh này được dùng để mua hoặc bán một cổ phiếu tại phiên đóng cửa, với trường hợp mức giá này tốt hơn giá giới hạn. Nếu điều kiện không được đáp ứng thì lệnh LO phiên đóng cửa sẽ bị hủy. Loại lệnh này là sự mở rộng của lệnh phiên đóng cửa của thị trường chứng khoán.

IV. Ưu – nhược điểm của lệnh LO
Sử dụng lệnh Limit Order trong giao dịch sẽ có những lợi thế và hạn chế riêng, nhà đầu tư cần hiểu rõ để đặt lệnh hiệu quả nhất.
Ưu điểm
- Giúp nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt hơn, so với giá thị trường, tại thời điểm đặt được thiết lập.
- Giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro lỗ, tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ hoặc lãi, khi thị trường có biến động giá khó lường.
- Giúp nhà đầu tư giải quyết giao dịch hiệu quả, kể cả khi không dành nhiều thời gian chú ý đến biến động.
Nhược điểm
- Khi giá thị trường biến động khá xa so với mức giá giới hạn thiết lập ban đầu, nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro, bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt.
- Đôi khi lệnh này không được thực hiện, ngay cả khi mức giá giới hạn đáp ứng. Nguyên nhân là do những nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh không được đáp ứng.
- Biến động thị trường không đúng với dự đoán của nhà đầu tư, sẽ gây áp lực tâm lý và mất thời gian chờ đợi.
V. Cách đặt lệnh LO
Nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn thì không thể không biết cách đặt lệnh giới hạn. Dưới đây là các bước đặt lệnh LO để nhà đầu tư mới tham khảo:
Bước 1: Lập tài khoản chứng khoán. Sau đó đăng nhập để vào giao diện.
Bước 2: Chọn mục “Lệnh thông thường” trên giao diện màn hình. Lưu ý, hãy đọc kỹ các thông tin liên quan đến lệnh giới hạn yêu cầu.
Bước 3: Điền thông tin liên quan đến lệnh theo yêu cầu. Chú ý, mức giá lệnh LO cần được ghi một cách cụ thể, nằm trong khoảng mức giá sàn hoặc giá trần.
Bước 4: Chọn “Đặt lệnh” để hoàn tất. Lúc này, hệ thống sẽ ghi rõ thông tin phê duyệt lệnh. Nhà đầu tư cần kiểm tra lại thông tin để đảm bảo chính xác, sau đó nhập mã pin.
Bước 5: Xác nhận hoàn thành lệnh LO. Màn hình giao diện hệ thống sẽ hiển thị: Đối tượng đặt lệnh, loại lệnh, giá, thời gian và trạng thái…
VI. Lưu ý để dùng lệnh LO hiệu quả

Lệnh LO trong giao dịch chứng khoán được dùng nhiều nhất, với các ưu điểm và hạn chế riêng. Nhà đầu tư cần dùng lệnh giới hạn một cách linh hoạt để đạt hiệu quả tốt nhất, mang lại lợi nhuận tối ưu. Dưới đây là một số lưu ý:
- Đặc điểm lệnh LO này là lệnh có ghi khối lượng và mức giá cố định. Do đó, nhà đầu tư nên tính toán cẩn thận để đặt lệnh mua – bán chứng khoán ở mức ưng ý nhất, dựa trên các phân tích thị trường.
- Cân nhắc ngân sách trong tài khoản để tính khoán khối lượng và mức giá mua hợp lý. Vị thế giá mua sẽ có ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trong giao dịch.
- Bạn nên linh động khi đặt mua hoặc bán với lệnh LO để không bị bỏ lỡ cơ hội giao dịch giá tốt nào.
- Hiểu rõ nguyên tắc khớp lệnh và các lệnh khác để thiết lập lệnh giao dịch hiệu quả.
VII. Kết luận
Nhà đầu tư khi tham gia thị trường cần nắm rõ cách giao dịch, đặt lệnh trong chứng khoán. Lệnh LO là lệnh dùng khá phổ biến nhất, với nhiệm vụ và chức năng riêng. Hiểu rõ về lệnh này sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả, linh hoạt nhằm tối ưu lợi nhuận từ các giao dịch của mình.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!