Trong bài viết hôm nay, EFX sẽ cùng trader tìm hiểu Relative Strength Index – Đường RSI là gì, phân kỳ đường RSI là gì, cách sử dụng đường RSI trong chứng khoán và tại sao trader nên dùng đường RSI.

Đường RSI – Cách tính RSI

Trước khi học cách sử dụng đường RSI, trader cần hiểu rõ RSI Indicator là gì và cách tính đường RSI.

Đường RSI là gì? Relative strength index là gì?

ĐƯỜNG RSI LÀ GÌ?
                                                                                  ĐƯỜNG RSI LÀ GÌ?

Relative strength index (RSI indicator) là chỉ số sức mạnh tương đối. Đường RSI chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm, rồi biểu diễn nó trong phạm vi từ 0 – 100. RSI indicator do J.Welles Wilder xây dựng và phát triển vào năm 1978.

Theo đó, nếu đường RSI lớn hơn hoặc bằng 70 thì công cụ tài chính đang ở vùng quá mua (trạng thái giá tăng cao hơn so với kỳ vọng của thị trường). Nếu đường RSI thấp hơn hoặc bằng 30 thì công cụ tài chính đang ở vùng quá bán (trạng thái giá giảm thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường).

Công thức tính đường RSI

CÁCH TÍNH ĐƯỜNG RSI
                                                                          CÁCH TÍNH ĐƯỜNG RSI

Trái với suy nghĩ của nhiều người, RSI indicator là chỉ báo nhanh. Công thức tính đường RSI liên quan đến 2 phương trình tham số. Phương trình tham số đầu tiên tính giá trị sức mạnh tương đối (RS) ban đầu. Để tính đường RSI ban đầu, trader chia trung bình giá đóng cửa “Tăng” cho trung bình giá đóng cửa “Giảm” trong khoảng thời gian N, theo công thức sau đây:

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của ‘N’ ngày / trung bình giá đóng cửa giảm của ‘N’ ngày

Cách tính đường RSI theo thang điểm 100 như sau:

RSI = 100 – (100/1+RS)

RSI Indicator – Cách sử dụng đường RSI trong chứng khoán

CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG RSI TRONG CHỨNG KHOÁN
                                                     CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG RSI TRONG CHỨNG KHOÁN

Hướng dẫn sử dụng đường RSI: Các mức OBOS của RSI indicator

Nếu đường RSI nhỏ hơn 30, thị trường chứng khoán quá bán và giá chứng khoán có khả năng tăng. Khi chắc chắn giá chứng khoán đảo chiều tăng, trader có thể đặt lệnh mua. Ngược lại, nếu đường RSI lớn hơn 70, thị trường chứng khoán quá mua và giá chứng khoán có khả năng giảm. Khi chắc chắn giá chứng khoán đảo chiều giảm, trader có thể đặt lệnh bán.

Đường 50 được coi là đường phân cách giữa các vùng giá lên (Bullish) và các vùng giá giảm (Bearish). Khi đường RSI nằm trên đường 50, xu hướng thị trường tăng. Khi đường RSI nằm dưới đường 50, xu hướng thị trường giảm.

Hướng dẫn sử dụng đường RSI: Phân kỳ RSI với 2 khung thời gian giao dịch

Trong phần này, chúng ta sẽ sử dụng đường chỉ báo RSI indicator 2 cách: Một đường RSI của 5 phiên giao dịch và một đường RSI của 14 phiên giao dịch (đường RSI mặc định). Với đường RSI 14, thị trường có thể không đạt đến mức quá mua và quá bán trước khi giá đảo chiều.

Đường RSI ngắn hạn thường phản ứng với sự thay đổi của giá nhanh hơn. Vì thế, nó sẽ nhận ra tín hiệu đảo chiều sớm hơn. Khi đường RSI 5 cắt và nằm trên đường RSI 14, thì giá chứng khoán tăng. Đây là tín hiệu mua. Lúc này, đường RSI 5 sẽ cắt đường RSI 14 khi RSI 5 ( màu xanh da trời ) quá bán (bé hơn 30).

CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG RSI TRONG CHỨNG KHOÁN
                                                     CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG RSI TRONG CHỨNG KHOÁN

Khi đường RSI 5 cắt và nằm dưới đường RSI 14, thì giá chứng khoán giảm. Đây là tín hiệu bán. Lúc này, đường RSI 5 sẽ cắt RSI 14 khi đường RSI 5 (màu xanh da trời) quá mua (trên 80).

Nếu kết hợp Relative strength index (chỉ báo RSI) với điểm xoay (Pivot Point), các trader chuyên nghiệp có thể cải thiện đáng kể hiệu suất giao dịch của mình.

Cách sử dụng đường RSI trong chứng khoán: Các đường xu hướng

Nối các đỉnh và đáy trên biểu đồ đường RSI, sau đó giao dịch theo các đường xu hướng bị phá vỡ. Để vẽ đường xu hướng tăng, hãy nối ba hoặc nhiều điểm trên đường RSI khi nó tăng. Để vẽ đường xu hướng giảm, hãy nối ba hoặc nhiều điểm trên đường RSI khi nó giảm.

Đường xu hướng RSI bị phá vỡ cho thấy giá có thể tiếp tục theo xu hướng hiện tại hoặc bắt đầu đảo chiều. Đường RSI bị phá vỡ trên biểu đồ cho thấy xu hướng giá có khả năng đảo chiều. Đây là tín hiệu giao dịch mà trader không thể bỏ qua.

Cách sử dụng đường RSI: RSI phân kỳ thường

Đường RSI phân kỳ giảm (RSI bearish divergence) hình thành khi giá chứng khoán tạo ra đỉnh cao hơn, và đường RSI giảm tạo ra đỉnh thấp hơn. Đường RSI phân kỳ giảm thường xảy ra khi thị trường chứng khoán tăng đến đỉnh, báo hiệu xu hướng đảo chiều.

Trader có thể dự đoán xu hướng đảo chiều khi phân kỳ đường RSI hình thành. Đường RSI đưa ra các tín hiệu cảnh báo đảo chiều sớm vì nó xuất hiện ở nhiều nến trước khi xu hướng tăng bị phá vỡ và xuống dưới đường hỗ trợ.

Đường RSI phân kỳ tăng (RSI bullish divergence) hình thành khi giá chứng khoán tạo ra các đáy thấp hơn, và đường RSI tạo ra đáy cao hơn. Đây là tín hiệu cảnh báo trước rằng xu hướng có thể thay đổi từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

Phân kỳ đường RSI được sử dụng khá nhiều trong phân tích kỹ thuật Forex. Một số trader thích dùng các khung thời gian dài hạn hơn để giao dịch phân kỳ đường RSI (RSI divergence).Với cách sử dụng đường RSI như thế này, trader có thể tận dụng nhiều tín hiệu mua bán đường RSI indicator khác nhau.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!