Khi bước chân vào thị trường tài chính, có thể bạn đã từng nghe thấy các nhà đầu tư hoặc chuyên gia tài chính nói về Hedging. Trên thực tế, đây là một hình thức phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường biến động ngược lại với những gì nhà đầu tư kỳ vọng. Nếu muốn sử dụng chiến lược này, bạn phải hiểu rõ Hedging là gì và cách thức hoạt động của nó. Sau đây là những gì bạn cần biết về Hedging.

Hedging là gì?

Hedging (bảo hiểm rủi ro) là một chiến lược phòng ngừa rủi ro được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ danh mục đầu tư của họ khi thị trường biến động bất lợi. Hiểu một cách đơn giản, Hedging như một loại bảo hiểm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất khi thị trường biến động xấu.

Hedging chính là việc nhà đầu tư mở một vị thế trái ngược với vị thế đang nắm giữ, cụ thể là 2 lệnh đối nghịch nhau. Nếu thị trường đi ngược lại với hướng nhà đầu tư dự đoán, vị thế giao dịch chính sẽ gặp rủi ro, khi đó Hedging sẽ tạo ra lợi nhuận và bù đắp vào phần thua lỗ của nhà đầu tư.

HEDGING LÀ GÌ?
                                                                                              HEDGING LÀ GÌ?

Các nhà giao dịch có thể lựa chọn Hedging như một phương pháp bảo vệ tài khoản của mình trước những rủi ro. Mặc dù không thể loại bỏ rủi ro hoàn toàn, những việc sử dụng chiến lược phòng ngừa rủi ro có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu tổn thất hoặc giới hạn nó ở mức có thể chấp nhận được.

Các thị trường tài chính ứng dụng Hedging như thế nào?

Mỗi một thị trường tài chính sẽ mang những đặc điểm khác nhau nên ngay cả việc sử dụng phòng ngừa rủi ro thế nào cũng có sự khác biệt. Dưới đây là một vài thị trường tiêu biểu mà được ứng dụng Hedging:

Thị trường chứng khoán

Tài sản chính trên thị trường chứng khoán đó là cổ phiếu. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro Hedging trên thị trường này gồm các loại hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, trong đó hợp đồng quyền chọn thường là công cụ phổ biến hơn cả.

Về cơ bản, đây chính là các nghiệp vụ Hedging thông thường. Và các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có nhiều nghiệp vụ cao cấp hơn để bảo vệ các danh mục đầu tư của mình được an toàn và hiệu quả.

Thị trường ngoại hối

Tài sản chính trên thị trường ngoại hối là các cặp tỷ giá. Tại thị trường này, nghiệp vụ Hedge thường được các trader chuyên nghiệp áp dụng với khối lượng giao dịch lớn hơn, hoặc các trader thuộc các tổ chức tài chính. Có thể bởi vì chi phí giao dịch nên nghiệp vụ Hedge ở thị trường ngoại hối không được phổ biến rộng rãi với tất cả các nhà đầu tư.

Thị trường hàng hóa

Tài sản hàng hóa chủ yếu trên thị trường là các loại nông sản, năng lượng, nguyên vật liệu, kim loại…Do đó đây được xem là thị trường dành riêng cho những doanh nghiệp sản xuất, các cá nhân hay tổ chức là những nhà cung ứng nguyên nhiên liệu.

Không chỉ riêng cổ phiếu hay tiền tệ mới có sự biến động giá, ngay cả các mặt hàng trên cũng sẽ gặp không ít rủ ro trong quá trình đầu tư, sản xuất. Có thể kể một vài yếu tố là: thiên tai, thời tiết, cạn kiệt nhiên liệu, đầu cơ tích trữ…Vì thế, nên nghiệp vụ Hedge cũng được áp dụng vô cùng phổ biến tại thị trường này.

Tại thị trường hàng hóa, nghiệp vụ Hedging được sử dụng phổ biến và là hợp đồng tương lai. Loại chứng khoán phái sinh này luôn bắt buộc các nhà đầu tư thực hiện, không thể chọn lực có hoặc không như loại hợp đồng quyền chọn.

3 chiến lược phòng ngừa rủi ro trong Forex

Có rất nhiều chiến lược phòng ngừa rủi ro mà các nhà giao dịch ngoại hối có thể thực hiện để kiểm soát khoản lỗ. Trong đó, có 3 chiến thuật phổ biến được nhiều trader ưa chuộng, bao gồm:

1. Chiến lược Hedging trực tiếp

Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ mở 2 vị thế đối nghịch nhau. Cụ thể, trader sẽ mở cùng lúc 1 vị thế Buy và 1 vị thế Sell trên cùng một cặp tiền tệ, với cùng khối lượng giao dịch và cùng một mức giá.

Lưu ý: Sau khi đặt lệnh đối ứng trader cần theo dõi hành động giá để xác định hướng đi của giá. Từ đó có thể đưa ra quyết định đóng lệnh có lợi nhất cho bản thân.

VÍ DỤ VỀ HEDGING
                                                                                  VÍ DỤ VỀ HEDGING

Ví dụ:

Bạn dự đoán cặp tiền EUR/USD sẽ tăng lên, nên bạn quyết định vào lệnh Buy với khối lượng giao dịch 1 lot ở mức giá 1.22300. Tuy nhiên, lúc này thị trường đang có tin bất lợi về giá nên bạn thực hiện Hedging bằng cách vào thêm 1 lệnh Sell với khối lượng 1 lot ở cùng mức giá 1.22300

Nếu thị trường đi lên theo đúng kỳ vọng, bạn sẽ đóng lệnh Sell. Ngược lại, nếu thị trường đi xuống thì ngay khi lệnh Buy được đóng thì lệnh Sell cũng được khớp, nhờ vậy bạn sẽ giảm thiểu được một khoản lỗ không nhỏ.

2. Hedging bằng các cặp tiền liên quan

Ý tưởng của chiến lược này là chọn các cặp tiền tệ có mối tương quan với cặp tiền mà bạn muốn giao dịch để mở vị thế phòng ngừa rủi ro. Cách thực hiện như sau:

Nếu các cặp tiền có mức tương quan âm thì nó là tương quan nghịch. Ngược lại, nếu cặp tiền có mức tương quan dương thì nó là tương quan thuận chiều.

Mức tương quan trên + 0.8 và dưới – 0.8 là mức tương quan mạnh mẽ nhất. Nếu chỉ số tương quan bằng 0 thì chứng tỏ cặp tiền này không có bất cứ mối tương quan nào.

Để xác định mối tương quan hiệu quả giữa các cặp tiền nhà đầu tư nên cài đặt công cụ ma trận hệ số tương quan.

CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CÁC CẶP TIỀN
                                                                  CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CÁC CẶP TIỀN

Quan sát trong bảng trên ta thấy USD/CAD và EUR/CAD có mối tương quan thuận là + 91. Khi này ta sẽ mở 2 vị thế đối ngược nhau cho 2 cặp tiền tức là sẽ Buy USD/CAD và Sell EUR/CAD

Cặp tiền EUR/GBP và GBP/JPY cùng có chỉ số tương quan là -84. Đây là mối tương quan nghịch chiều nhau và nhà đầu tư sẽ mở 2 vị thế giống nhau cho 2 cặp tiền. Tức là nhà đầu tư có thể mở cùng lúc 2 lệnh Buy EUR/GBP và GBP/JPY hoặc Sell EUR/GBP và GBP/JPY.

3. Hedging sử dụng hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận đặt trước, trong đó trader có quyền (nhưng không kèm nghĩa vụ) mua hoặc bán một cặp tiền tệ  ở một mức giá xác định được tại một thời hạn nhất định.

Ví dụ:

Khi đặt lệnh buy một cặp EUR/USD tại mức giá 1.35, Hedging được thực hiện bằng việc mua một quyền chọn bán tại mức giá 1.34. Như vậy, nếu EUR/USD tăng, trader sẽ kiếm được lợi nhuận từ lệnh mua này và chỉ mất chi phí để mua hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu EUR/USD giảm giá <1.34, bạn vẫn được quyền sell cặp tiền này ở giá 1.34 do đó vẫn được hưởng lợi từ hợp đồng quyền chọn đó, và chỉ thua lỗ từ lệnh BUY ban đầu.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging

Mặc dù Hedging thường được sử dụng để hạn chế rủi ro cho các nhà giao dịch, nhưng việc thực hiện không tốt chiến lược này có thể gây tai hại cho tài khoản giao dịch của bạn. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging mà bạn cần nhớ:

Hedging đi kèm với một cái giá phải trả đó là chi phí giao dịch. Vì vậy hãy xem xét tỷ lệ chi phí – lợi ích của việc tham gia một giao dịch có Hedging.

Để thoát ra khỏi Hedging, bạn cần phải đóng một trong hai vị thế. Vấn đề chính của việc thoát khỏi nó là chọn đúng thời điểm. Trước khi đóng một trong các vị thế, bạn phải chắc chắn về hướng đi xa hơn của giá, nếu không, tất cả các biện pháp được thực hiện để bảo vệ vốn của bạn sẽ vô ích.

Các nhà giao dịch “lão làng” thường sử dụng các chiến thuật phòng ngừa rủi ro bởi vì họ đã có cái nhìn thấu đáo về thị trường tài chính. Nhưng đối với newbie thì nên cân nhắc bởi chiến thuật Hedging đòi hỏi người sử dụng phải có chuyên môn và kỹ năng. Nếu không có chuyên môn sẽ khiến bạn thua lỗ nhiều hơn so với việc không sử dụng Hedging.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!