Trong bài viết này, EFX sẽ giới thiệu tường tận đến các bạn những khía cạnh khác nhau của forex signals, giải đáp việc một trader mới có nên mua forex signals hay không cũng như làm thế nào để chọn được một forex signals uy tín và chất lượng nhất?

Forex Signals – Tín hiệu forex là gì?

FOREX SIGNALS LÀ GÌ?
                                                                          FOREX SIGNALS LÀ GÌ?

Forex signals hay tín hiệu forex là cách nói ngắn gọn của tín hiệu giao dịch ngoại hối, là kết quả của một quá trình phân tích mà trader sử dụng để xác định các yếu tố cho một giao dịch trên thị trường thực. Các yếu tố bao gồm: thời gian vào lệnh, vị thế mua hay bán, giao dịch trên cặp tiền hay loại tài sản nào, khung thời gian đặt lệnh là bao nhiêu, cắt lỗ ở mức giá nào, chốt lợi nhuận ở mức giá nào…. và có thể có thêm nhiều những yếu tố phức tạp khác, phụ thuộc vào quá trình phân tích và kết quả đạt được của mỗi trader.

Đối với các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật thì forex signals là kết quả của một quá trình phân tích biểu đồ giá kết hợp với các công cụ kỹ thuật như chỉ báo, mô hình nến, mô hình giá… Ngược lại, một trader phân tích cơ bản thì tạo ra các forex signals từ các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, một forex signals từ phân tích cơ bản thường không thể hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc vào lệnh nên các trader thường ưu tiên lựa chọn phân tích kỹ thuật hoặc phải kết hợp cả 2 trường phái với nhau.

Phân loại forex signals

PHÂN LOẠI  FOREX SIGNALS
                                                                     PHÂN LOẠI FOREX SIGNALS

Forex signals được chia thành 2 loại: tín hiệu thủ công và tín hiệu tự động. 2 loại này được phân biệt nhau không phải vì các đặc tính của tín hiệu mà là nguồn gốc mà tín hiệu được tạo ra.

Tín hiệu thủ công là loại tín hiệu do chính bản thân các trader tạo ra và tự sử dụng cho các giao dịch của họ. Bằng việc liên tục ngồi trên máy tính hàng giờ liền để “ngắm nhìn” biểu đồ, rồi sử dụng các công cụ kỹ thuật hay phân tích để dự đoán xu hướng, tìm ra tín hiệu giao dịch và sử dụng các tín hiệu đó để đặt lệnh.

Ngược lại, tín hiệu tự động là những tín hiệu không phải do chính các bạn tạo ra dựa trên quá trình phân tích của mình mà là tín hiệu được cung cấp từ những nguồn khác, có thể là từ phần mềm, robot giao dịch hay từ một nhà phân tích chuyên nghiệp nào đó.

Bên cạnh đó, các forex signals còn được phân chia theo đặc tính hay chức năng của nó, bao gồm:

Ưu, nhược điểm của việc sử dụng forex signals

ƯU NHƯỢC CỦA FOREX SIGNALS
                                                                    ƯU NHƯỢC CỦA FOREX SIGNALS

Ở đây, chúng ta sẽ xét đến việc sử dụng hay mua các tín hiệu tự động để giao dịch chứ không xét đến các tín hiệu thủ công, vì nếu không phân tích, không có tín hiệu thủ công thì các bạn lấy căn cứ đâu để đặt lệnh.

Việc mua forex signals từ một nhà cung cấp khác, hoặc sử dụng các forex signals tự động từ robot, phần mềm là khi các bạn đang sử dụng “chất xám” của những người khác, mà việc này tất nhiên sẽ có 2 mặt.

Ưu điểm khi sử dụng forex signals

ƯU NHƯỢC CỦA FOREX SIGNALS
                                                                  ƯU NHƯỢC CỦA FOREX SIGNALS

Nhược điểm khi sử dụng forex signals

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!