Một trong những thuật ngữ rất hay sử dụng trong ngân hàng, đó chính là DTI. DTI là cách tính khả năng trả nợ mà tất cả các ngân hàng hay công ty tài chính đều áp dụng.

Vậy, DTI là gì? DTI có ảnh hưởng đến người đi vay vốn hay không? Cùng theo dõi tại EFX nhé!

DTI là gì?

DTI LÀ GÌ?
                                                                                               DTI LÀ GÌ?

DTI là thước đo đánh giá khả năng trả nợ của một khách hàng. Công thức DTI này thường áp dụng tất cả các ngân hàng với các dịch vụ tài chính như: vay tín chấp, thế chấp tài sản hoặc sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng. DTI được viết tắt bởi cụm từ Debt – To – Income.

DTI là một công thức để ngân hàng và các tổ chức cho vay khác biết được khách hàng vẫn thoả vay vốn hay không?

Cách tính DTI này sẽ không cần phải áp dụng chi tiết đối với khách hàng vay vốn lần đầu (khả năng chi trả phụ thuộc vào gói vay và kỳ hạn trả góp là yếu tố quan trọng nhất quyết định số tiền vay vốn được có tối đa hay không).

Nhưng nếu bạn đang có khoản vay rồi hoặc đang sử dụng vào thẻ tín dụng ngân hàng, chắc chắn phải biết qua cách tính DTI này để có thể biến chắc chắn hồ sơ vay của mình có đạt yêu cầu hay không.

Hướng dẫn cách tính DTI cơ bản

CÁCH TÍNH DTI
                                                                                       CÁCH TÍNH DTI

Việc bạn có thể tự kiểm tra khả năng trả nợ của mình còn lại bao nhiêu rất cần thiết để không hụt hẫng khi hồ sơ vay bị từ chối và mất nhiều thời gian chuẩn bị các chứng từ vay vốn. Công thức tính DTI như sau:

Khả năng trả nợ = min 30% x thu nhập thực tế của khách hàng

Giải thích công thức tính DTI:

Min 30% thường chỉ đúng với khách hàng đi vay tiền ở các công ty tài chính. Phần trăm khả năng chi trả phụ thuộc vào tổ chức cho vay tiền, thường nó sẽ dao động 30% đến 65%.

Thu nhập thực tế: đây là phần chứng minh thu nhập của bạn dựa vào mức lương của mình (cách tính DTI sẽ chính xác hơn nếu lương chuyển khoản đã bao gồm bảo hiểm xã hội, y tế).

Còn trường hợp khách hàng đang kinh doanh, lợi nhuận sau khi khấu trừ tất cả các chi phí cần phải nếu chi tiết, chính xác để công thức tính DTI này hiệu quả.

Ví dụ áp dụng DTI vay vốn

Khách hàng Nguyễn Văn B đi vay ngân hàng. Mức lương thực lãnh của khách hàng được chuyển qua Vietcombank trung bình 3 tháng là 10 triệu đồng. Đang có khoản vay trả góp xe máy ở công ty tài chính, mỗi tháng trả là 3 triệu đồng. Vậy, khách hàng này vay được tối đa bao nhiêu. Ngân hàng áp dụng DTI là 50% lương.

Cách tính DTI 

Khả năng trả nợ còn lại của khách hàng là: 10 triệu (lương) x 50% (DTI) – 3 triệu (trả góp xe máy) = 2 triệu.

Vậy,  2 triệu này số khả năng thanh toán cho khoản trả góp thứ 2 và mỗi tháng không được vượt quá số tiền này.

Vậy, từ cách tính trên, nếu khách hàng muốn vay một khoản vay tiền mặt tối đa thì cách duy nhất chính là tăng thời gian trả góp đến tối đa, sao cho số tiền góp hàng tháng giãn ra (điều này không có nghĩa lãi suất vay giảm, mà ngược lại thời gian góp càng lâu thì lãi suất vay sẽ càng gia tăng!).

Áp dụng vào thực tế

Như anh Nguyễn Văn B trên muốn vay ngân hàng là 50 triệu góp trong 12 tháng. Vậy, với khả năng trả nợ còn lại thì khách hàng có vay được số tiền 50 triệu nữa hay không?

Xét theo điều kiện thì khách hàng này có thể vay được tối đa 60 triệu (lương thực lãnh 10 triệu đồng).

Chưa đúng, vì khách hàng đang có một khoản trả góp xe máy 3 triệu và dựa trên ví dụ trên thì khả năng thanh toán khoản góp thứ 2 còn lại 2 triệu mà thôi (áp dụng DTI là 50% lương).

Vậy, nếu chọn kỳ hạn 12 tháng cho khoản vay 50 triệu thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất vay là 1.5% tháng, tương ứng 18% năm (lãi suất này được quy đổi từ lãi suất theo dư nợ giảm dần)

  • 50 triệu x 12 tháng + 1.5% tháng = 4,923,677đ gốc + lãi

Nếu số tiền góp là 4,923,677đ thì chắc chắn khách hàng này không được duyệt tối đa 50 triệu rồi, vì số tiền góp hàng tháng của anh này chỉ tối đa cho phép không quá 2 triệu gốc và lãi thôi.

Vậy, anh Nguyễn Văn A này sẽ vay được tối đa bao nhiêu tiền từ ngân hàng? Sẽ có 2 khoản vay tối đa, tuỳ theo khách hàng chọn lựa, chẳng hạn như:

Cách 1:

Khách hàng này chỉ muốn chọn vay trong kỳ hạn 12 tháng. Với lãi suất mặc định là 1.5% tháng thì anh này chỉ vay được tôi đa.

  • 20.000.000đ + 1.5% tháng + 12 tháng = 1,969,471đ gốc + lãi

Vì với số tiền 1,969,471đ gốc với lãi này không vượt quá 2.000.000đ (DTI còn lại) nên chọn kỳ hạn 12 tháng vẫn vay được 20.000.000đ

Cách 2:

Khách hàng này chọn kỳ hạn góp đến 36 tháng, lãi suất giữ nguyên 1.5% tháng. Vậy, số tiền vay tối đa được bao nhiêu?

  • 45.000.000 + 36 tháng + 1.5% tháng = 1,959,948 gốc + lãi.

Vậy, khách hàng có thể vay được tối đa 45.000.000đ vì số tiền góp chỉ còn 1,959,948đ, thấp hơn DTI được tính trước đó.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!