Kể từ thưở sơ khai, vàng và bạc đã được công nhận là tài sản có giá trị. Ngay cả trong thời buổi ngày nay, kim loại quý vẫn có chỗ đứng trong danh mục đầu tư của một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Câu hỏi đặt ra là kim loại quý nào sẽ phục vụ tốt nhất cho mục đích đầu tư? Và tại sao giá trị của chúng lại biến động mạnh đến như vậy? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu đầu tư vào các kim loại quý, hãy đọc bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về sự biến động giá trị của các kim loại này và làm thế nào để đầu tư vào chúng.
Các kênh để đầu tư vào kim loại quý

1. Quỹ đầu tư ETF: các quỹ đầu tư ETF tồn tại đại diện cho cả ba kim loại quý, nhưng đến năm 2009, nhà đầu tư mới có thể giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán London để tiếp cận với một quỹ ETF cho bạch kim. Quỹ ETF là một công cụ thuận tiện và có tính thanh khoản để mua, bán vàng, bạc hoặc bạch kim.
2. Cổ phiếu thường và quỹ tương hỗ: Cổ phiếu ngành khoáng sản được bẩy lên nhờ biến động giá từ các kim loại quý đó. Trừ khi bạn nhận thức được giá trị của những cổ phiếu ngành khoáng sản, sẽ thông minh hơn nếu bám lấy những quỹ được quản lý tốt.
3. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn: Các thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cung cấp tính thanh khoản và đòn bẩy cho các nhà đầu tư muốn đặt cược lớn vào khoáng sản. Nhà đầu tư có thể có lời hoặc lỗ lớn với các sản phẩm phái sinh.
4. Vàng thỏi: Khó mà tìm một nơi để lưu trữ vàng xu và vàng miếng. Rõ ràng, đối với những người lo lắng tình trạng thị trường xấu nhất có thể xảy ra, giữ vàng thỏi là lựa chọn duy nhất, nhưng với các nhà đầu tư chỉ giữ tài sản trong một thời gian đáo hạn nhất định, vàng thỏi có tính thanh khoản thấp và rất khó để giữ
5. Giấy chứng nhận giữ vàng: Giấy chứng nhận cung cấp cho nhà đầu tư tất cả lợi ích từ việc sở hữu vàng đến việc loại bỏ những rắc rối của vấn đề vận chuyển và lưu trữ. Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn đang tìm kiếm bảo hiểm cho một thảm họa thực sự, chứng nhận này chỉ đơn giản là một tờ giấy. Đừng mong đợi bất cứ ai nhận chúng để trao đổi bất cứ thứ gì có giá trị với bạn.
Các kim loại quý phổ biến nhất hiện nay

1. Rodi (Rhodium)
Rodi, được William Hyde Wollaston phát hiện sau khi ông tìm ra palladium trong năm 1803, là một kim loại trắng bạc, cứng nhưng dễ kéo sợi. Nó có hệ số phản xạ cao và có tính dẫn điện/dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại thuộc nhóm platin (PGM). Rodi không bị gỉ trong hầu như tất cả các dung dịch ngậm nước, bao gồm cả axít vô cơ ngay cả ở nhiệt độ cao.
Do nguồn cung cấp rất khan hiếm nên giá của nó rất cao, có thời điểm trong năm 2008 giá đạt trên 10.000USD/oz. Sản lượng Rodi hàng năm trên thế giới rất nhỏ, và chủ yếu đến từ Nam Phi.
Để so sánh, khoảng 2.500 tấn vàng được sản xuất mỗi năm, trong khi đó sản lượng Rodii hàng năm chỉ bằng khoảng 1% sản lượng vàng, và giá thì cao hơn gấp rưỡi giá vàng.
2. Bạch kim (Platinum)
Bạch kim là một trong các kim loại quý hiếm nhất trên hành tinh, có màu trắng xám, khó bị ăn mòn, nhiệt độ nóng chảy lên tới 3215 độ F. Platin được dùng trong ngành trang sức, thiết bị thí nghiệm, các điện cực, thiết bị y tế và nha khoa, các thiết bị xúc tác hóa học, điều khiển mức độ phát thải khí trong xe hơi.
Hơn 1/3 lượng bạch kim sản xuất hàng năm cho các thị trường quốc tế được sử dụng trong các bộ kiểm soát khí thải độc hại của xe hơi.
Giá của kim loại vào khoảng gần 40.000USD/kg (vào năm 2009).
3. Vàng (Gold)
Vàng là kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng khi cắt nhuyễn cũng có khi có màu đen, hồng ngọc hay tía; mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, và chiếu sáng.
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 g.
Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,103 476 8 g.
4. Ruteni (Ruthenium)
Rutheni được nhà khoa học Nga là Karl Klaus phát hiện và cô lập năm 1844. Tên gọi có nguồn gốc từ Ruthenia, một từ La tinh để chỉ Rus, một khu vực lịch sử mà ngày nay là miền tây Nga, Ukraina, Belarus, một phần Slovakia và Ba Lan. Karl Klaus đặt tên cho nguyên tố như vậy để vinh danh quê hương ông.
Sau một quá trình hóa học phức tạp, kim loại này được phân lập và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như Ruteni được thêm vào với hợp kim của paladi và bạch kim để gia tăng độ cứng và tăng cường độ bền. Ruteni cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực điện tử. Năm 2009, giá của kim loại này vào khoảng 14.500USD/kg
5. Iridi (Iridium)
Iridi là một trong những nguyên tố hiếm nhất trên hành tinh chúng ta. Nó là một kim loại cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin (PCM), là kim loại kháng ăn mòn tốt nhất, thậm chí là ở nhiệt độ cao khoảng 2000 °C.
Iridi phân bố chủ yếu ở Nam Phi, và giá trung bình của nó vào khoảng 13.500USD/kg.
6. Osimi (Osmium)
Osimi là một trong những nguyên tố đậm đặc nhất trên trái đất, được Smithson Tennant phát hiện vào năm 1803. Nó là chất chịu nhiệt tốt nhất trong các kim loại thuộc nhóm platin (PGM), ở trạng thái rắn chắc, osimi có một màu trắng hơi xanh tương tự như kẽm và vững bền với các axít.
Vào năm 2010 giá của 1kg osimi là vào khoảng 12.700USD.
7. Paladi (Palladium)
Paladi là một kim loại hiếm màu trắng bạc và bóng, được William Hyde Wollaston phát hiện năm 1803, và đặt tên theo tên gọi của tiểu hành tinh Pallas. Đặc biệt, ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, paladi có thể hấp thụ hiđrô tới 900 lần thể tích của nó, điều này làm cho paladi là chất lưu trữ hiệu quả và an toàn cho hiđrô. Paladi cũng chống xỉn màu tốt, dẫn điện ổn định và khả năng chống ăn mòn hóa học cao, chịu nhiệt tốt.
8. Reni (Rhenium)
Những kim loại được xếp hạng quý là do chúng khó tìm và đặc biệt khó phân tích. Việc khai thác kim loại hiếm bao giờ cũng là quy trình phức tạp và đắt tiền.
Rhenium được các nhà khoa học tìm ra vào năm 1925. Tên gọi của nó xuất phát từ tên sông Rhein của Đức (vì người ta tìm ra nó ở Đức). Vào năm 2010, kim loại này có giá khoảng 141USD/troy ounce (tương đương khoảng hơn 4.500USD/kg.
9. Bạc
Từ ngàn xưa, kim loại này đã được dùng trong buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ. Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm các đồ trang trí có giá trị, bạc còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm răng giả, linh kiện điện tử hay sản xuất gương cần độ phản xạ cao.
10. Indi
Indi (Indium) là một kim loại khá hiếm, mềm, dễ uốn và dễ nóng chảy, ở dạng kim loại tinh khiết được nhiều nguồn tài liệu cho là không độc hại, được hai nhà hóa học người Đức là Ferdinand Reich và Hieronymous Theodor Richter phát hiện năm 1863.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào kim loại quý
Ưu điểm
Kim loiaj quý không có rủi ro tính dụng, duy trì sức mua toàn cầu trong dài hạn, khi đói mặt với lạm phát hoặc mất giá tiền tệ, và có mối tương quan chặc chẽ với cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản.
Nhược điểm
Việc đầu tư vào kim loại quý, nhất là đầu tư vật chất sẽ không sinh ra dòng tiền và giá trị của chúng có thể khá biến động. Hầu hết các công ty khai thác kim loại quý là các công ty quản lý kém trong lịch sử và đã mất rất nhiều tiền.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!