Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó. Bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm và cách phân loại FDI, cụ thể:
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI

Quyền kiểm soát (tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ti) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư chứng khoán.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Bản chất của hoạt động này là một nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh xem xét.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; Tham gia vào một doanh nghiệp mới; và cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).

Còn UNCTAD xác định, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi nhánh ở nước ngoài) ở một nước khác.
Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy. Định nghĩa này không cho chúng ta biết chính xác một việc đầu tư là gì.
WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó”. Khái niệm này nhấn mạnh rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một tài sản.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với các công cụ tài chính khác. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là “công tỉ mẹ” và các tài sản được gọi là “công ti con” hay “chi nhánh công ti”.
Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được quốc tế chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do IMF và UNCTAD đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán.
Tóm lại, có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước.
Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này.
Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp và đàu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.

Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyểt định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu hách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh mà không phải lợi tức.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!