Nhóm cổ phiếu ngành thuỷ sản là một trong những nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu hiện nay. Nhờ nhu cầu nhập khẩu thuỷ hải sản từ các quốc gia khác trên thế giới đối với nước ta cũng như điều kiện phát triển ngành thuỷ sản tại Việt Nam cũng vô cùng thuận lợi.
Mà nhóm cổ phiếu ngành thủy sản này rất tiềm năng trong nửa cuối năm 2022, vậy nên đầu tư mã cổ phiếu ngành thủy sản nào để có được mức lợi nhuận tốt và ít rủi ro nhất? Hãy cùng EFX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Đặc thù các mã cổ phiếu ngành thủy sản

Việt Nam là đất nước có tiềm năng khai thác thủy sản lớn trên thế giới, với đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc. Thủy sản cũng là một trong những lĩnh vực nông nghiệp mũi nhọn của nước ta, giữ vai trò quan trọng trong tỷ trọng kinh tế. Đặc thù mã cổ phiếu ngành thủy sản:
- Thủy sản Việt Nam với đặc trưng đa dạng về loại hải sản, trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao, mang đến tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Trong đó, cá tra là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, được các thị trường như Mỹ, EU ưa chuộng.
- Các doanh nghiệp khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính (EU, Nhật, Mỹ). Thủy sản Việt Nam ngày càng chất lượng, được đón nhận ở cả trong và ngoài nước. Cơ hội phát triển bền vững, lâu dài cho lĩnh vực thủy sản tại nước ta, giúp giá các mã cổ phiếu ngành thủy sản tăng trưởng tốt.
- Nhu cầu sử dụng thủy sản là thực phẩm của người dân trên toàn thế giới lớn, mang đến cơ hội phát triển bền vững cho lĩnh vực. Thủy sản Việt Nam không chỉ cung ứng trong nước mà còn được nhập khẩu ra thế giới, với nhiều mặt hàng được đánh giá cao.
- Cổ phiếu ngành thủy sản với nhiều mã có giá trị vốn hóa lớn, có vị thế lớn trên thị trường. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, kéo theo xu hướng tăng về giá cả các mã cổ phiếu thủy sản trong những năm gần đây.
Các mã cổ phiếu ngành Thuỷ Sản nổi bật trên thị trường

Công ty cổ phần Nam Việt
Thông tin về doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Nam Việt chính thức đi vào hoạt động vào năm 1993. Vào những năm 2000, Nam Việt thực hiện các chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh sang các hoạt động liên quan đến lĩnh vực chế biến thuỷ sản và gặt hái được nhiều thành công trên thị trường.
Thông tin cổ phiếu niêm yết:
Mã chứng khoán: ANV
Sàn Niêm yết: HOSE
Khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 127,539,625 cp
Khối lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành: 127,127,875 cp
Vốn hoá thị trường: 5,987.72 tỷ đồng
Đánh giá cổ phiếu:
Trong năm qua, công ty cổ phần Nam Việt đã có mức tăng trưởng ổn định, cổ phiếu ngành thủy sản ANV được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu ngành thuỷ hải sản có khả năng phục hồi tốt sau dịch Covid 19.
Trong quý 1 năm 2022, cổ phiếu ngành thủy sản ANV đạt mức doanh thu thuần 1219 tỷ đồng cao hơn mức doanh thu cùng kỳ năm 2021 (706 tỷ đồng). Với mức doanh thu này, cổ phiếu ngành thủy sản ANV đã hoàn thành 25% mục tiêu doanh thu năm của công ty trong năm (4900 tỷ đồng)
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn
Thông tin về doanh nghiệp:
CTCP Vĩnh Hoàn thành lập năm 1997, tới nay công ty đã vươn lên trở thành công ty dẫn đầu trong ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Vĩnh Hoàn chính thức được niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 24/12/2007.
Thông tin cổ phiếu niêm yết:
Mã cổ phiếu: VHC
Sàn Niêm yết: HOSE
Khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 183,376,956 cp
Khối lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành: 183,376,956 cp
Vốn hoá thị trường: 15,495.35 tỷ đồng
Đánh giá cổ phiếu:
Trong năm 2021, cổ phiếu ngành thủy sản VHC có mức lợi nhuận và doanh thu khổng lồ so với những ông lớn trong cùng ngành. Năm 2022, nhiều chuyên gia dự đoán ngành cá tra sẽ bùng nổ sau một thời gian dài ở đáy. Với sự trở lại của ngành cá tra, công ty Nam Việt sẽ có mức doanh thu bùng nổ và trở thành mã cổ phiếu tiềm năng nhất trong nhóm ngành này.
Trong quý 1 năm 2022, doanh thu thuần của cổ phiếu ngành thủy sản VHC đã tăng đột biến so với quý 1 cùng kỳ năm 2021. Mức doanh thu này tăng gần gấp đôi so với năm ngoái khi đạt con số 3268 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng doanh thu là 83%.
Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP
Thông tin về doanh nghiệp:
Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (SEA) được thành lập vào ngày 26/06/1978. SEA được xem là một trong những công ty tiên phong và đi đầu trong việc trồng trọt – chăn nuôi thuỷ Thuỷ Sản tại Việt Nam.
Ngoài ra cổ phiếu ngành thủy sản SEA còn triển khai nhiều dự án lớn khác như dự án nuôi cá tầm 100 tấn/ năm tại Di Linh, triển khai 2 cơ sở đóng tàu với năng lực sửa chữa và đóng mới tàu lên đến 6,000 tấn đã giúp cho cổ phiếu ngành thủy sản SEA đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo niềm tin trong việc phát triển và thành công trong mắt nhà đầu tư.
Cổ phiếu ngành thủy sản SEA chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch UPCoM vào ngày 23/12/2016.
Thông tin cổ phiếu niêm yết:
Mã chứng khoán: SEA
Sàn Niêm yết: UPCoM
Khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 125,000,000 cp
Khối lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành: 124,990,500 cp
Vốn hoá thị trường: 2,762.29 tỷ đồng
Đánh giá cổ phiếu:
Doanh thu thuần của cổ phiếu ngành thủy sản SEA đã giảm đi một nửa trong năm 2021. Tuy nhiên với mức lãi từ đầu tư tài chính, cổ phiếu ngành thủy sản SEA đã có một bước chuyển mình tương đối bình ổn. Trong Quý I năm 2022, doanh thu thuần công ty đạt 292 tỷ với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần là 71%
Từ năm 2019 đến nay doanh nghiệp cũng đã thực hiện chia cổ tức đều đặn cho các cổ đông từ 1.000đ – 2.000đ/1 cổ phiếu. Việc chia cổ tức đều đặn giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào Tổng công ty Thuỷ Sản Việt Nam nhiều hơn và tiếp tục rót vốn đề doanh nghiệp thực hiện các dự án tiềm năng trong tương lai.
Cổ phiếu ngành thủy sản nên hay không nên đầu tư?
Một số lượng lớn nhà đầu tư có cùng thắc mắc liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành thuỷ sản hiện nay hay không? Trong mục này EFX sẽ đưa ra một số nhận định về lợi thế cũng như khó khăn của các mã cổ phiếu ngành thuỷ sản ở hiện tại và trong tương lai cho quý bạn đọc tham khảo.
Tiềm năng của cổ phiếu ngành thủy sản

Sau một khoản thời gian phục hồi cùng thị trường do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 các mã cổ phiếu ngành thuỷ sản đã có sự bứt phá ngoạn ngục với nhiều mã chạm đến đỉnh. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngành thuỷ sản được đánh giá cao nhờ vào những thông tin tích cực về việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với số lượng lớn.
Việc này cũng phần nào mang lại cái nhìn khả quan đối với các nhà đầu tư với nhóm ngành này, có nhiều mã cổ phiếu ngành thủy sản đang trên đà tăng trưởng mạnh hay thậm chí đã vượt được mức đỉnh ở lịch sử.
Đặc biệt trong khoảng thời gian thị trường đang có xu hướng tích cực, việc lựa chọn cổ phiếu ngành thủy sản là rất triển vọng do ảnh hưởng từ dịch bệnh đã được kiểm soát và không còn không còn tác động nhiều đến lượng hàng xuất nhập khẩu thủy sản cũng như các ngành hàng khác.
Rủi ro của cổ phiếu ngành thủy sản

Tồn tại nhiều triển vọng là thế, tuy nhiên các cổ phiếu ngành thuỷ sản vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định. Có thể kể đến như áp lực lên biên lợi nhuận, tình hình kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn sau dịch bệnh, các rủi ro về chi phí gia tăng. Từ đó, đem đến một số ảnh hưởng k nhỏ đến giá trị cổ phiếu ngành thuỷ sản hiện nay cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Do các mức thuế chống lại việc bán phá giá trong giai đoạn dịch Covid-19, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuỷ sản cũng bị gián đoạn phần nào. Vì vậy, nhìn chung việc đầu tư cổ phiếu ngành thủy sản tuy có triển vọng nhưng nhà đầu tư cũng cần cân nhắc số vốn góp và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần dự trù cho những rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành thủy sản.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!