Trong tình hình kinh tế và chính trị hiện nay, những biến động của cổ phiếu ngành dầu khí đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dưới đây hãy cũng EFX tìm hiểu một số thông tin về các cổ phiếu ngành dầu khí hiện nay trên thị trường nhé!

Cổ phiếu ngành dầu khí là gì?

CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ LÀ GÌ?
                                                                 CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ LÀ GÌ?

Mã cổ phiếu ngành dầu khí là những mã cổ phiếu đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam có tổng cộng 12 mã cổ phiếu ngành dầu khí niêm yết ở các sàn chứng khoán, bao gồm: BSR, PVD, PVS, PLX, OIL, PEQ, POS, PTV, PVB, PVC, PVE và TOS.

Nhận định tình hình cổ phiếu ngành dầu khí Việt Nam hiện nay

NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ HIỆN NAY
                                               NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ HIỆN NAY

Cổ phiếu ngành dầu khí ở Việt Nam hiện nay được nhiều mặt lợi khi giá dầu thế giới liên tục duy trì ở mức cao do căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraina. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước cũng đang “neo” ở mức giá rất cao so với thời điểm phong tỏa do dịch Covid-19. Điều này cũng là đòn bẩy giá khá lớn cho các cổ phiếu ngành dầu khí trong nước.

Tuy nhiên, do thị giá nhiều cổ phiếu thị trường chứng khoán xăng dầu đã tăng rất mạnh từ sau hưởng ứng giá dầu thế giới. Vậy, liệu chúng ta có nên fomo? Việc nhiều cổ phiếu ngành dầu khí đã tăng từ những tháng qua đã khiến nền giá các nhóm cổ phiếu ngành dầu khí khá cao và từ đó rủi ro dành cho những nhà đầu tư vào sau là rất lớn.

Căng thẳng chính trị Nga – Ukraina là điều chúng ta không thể quyết định hay biết trước là khi nào kết thúc và có kết thúc hay không? Và nếu có kết thúc, việc khủng hoảng năng lượng có được duy trì? Thế giới liệu sẽ có năng lượng để thay thế “vàng đen”?

Rõ ràng về dài hạn, những điều trên chúng ta không thể biết trước hay quyết định được. Nhưng về ngắn hạn, nhà đầu tư có thể tin rằng khủng hoảng năng lượng vẫn sẽ xảy ra do nhu cầu khí đốt của các nước phương Tây vào những tháng mùa đông tới và sự kiên quyết đến từ Nga.

Cùng với đó, khi giá xăng dầu tại Việt Nam cao sẽ làm tình hình lạm phát trở nên phức tạp và chính phủ sẽ tìm cách điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Từ đó, nhà đầu tư có thể chọn lọc những cổ phiếu ngành dầu khí đầu ngành để có thể hưởng lợi từ những điều trên. Tất nhiên, nhà đầu tư chỉ nên chọn 1 đến 2 mã cổ phiếu ngành dầu khí để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro.

Nhóm 5 mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng trên thị trường hiện nay

CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ TIỀM NĂNG
                                                       CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ TIỀM NĂNG

Trên thị trường chứng khoán hiện nay đang có rất nhiều mã cổ phiếu ngành dầu khí nên việc đưa ra lựa chọn khiến nhiều người gặp khó khăn. Dưới đây sẽ là một số mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng mà bạn có thể tham khảo:

1. Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn – BSR

BSR là mã cổ phiếu của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn – đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, niêm yết trên sàn UPCOM nhận được rất nhiều sự quan tâm. Với vai trò tiếp nhận, quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất, BSR luôn giữ vững vai trò tiên phong cũng như đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh chính của BSR là sản xuất dầu mỏ tinh chế; buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và những sản phẩm liên quan khác.

Thời gian gần đây, khi tình hình chiến sự ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn thế giới khiến giá dầu BSR cũng khá biến động, xung quanh ở mốc 28.000 đồng – 32.000 đồng/cổ phiếu.

BSR phấn đấu trở thành công ty lọc – hóa dầu hàng đầu Đông Nam Á, thể hiện tầm vóc quốc tế, vị thế, trí tuệ, niềm tin cũng như niềm tự hào của Việt Nam.

Thông tin niêm yết:

2. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – PVD

Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) ngày nay được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở nhận chuyển giao các nguồn lực từ Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Biển (PTSC Offshore) thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC). Việc thành lập PV Drilling là chủ trương tập trung xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên sâu của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam.

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ thiết bị máy khoan, dịch vụ kỹ thuật về giếng khoan và khoan, đo karota khí, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định chất lượng vật tư thiết bị và phương tiện dầu khí,… cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, PVD còn được xếp vào nhóm doanh nghiệp thượng nguồn trong ngành dầu khí.

Trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch tổng doanh thu của PVD cũng nhiều ảnh hưởng chỉ thu được 3.988 tỷ đồng, giảm 24% với năm trước đó, kéo theo mức lợi nhuận thu được sau thuế giảm còn 62 tỷ.

PVD là một trong cổ phiếu trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên sàn HSX với mức giá dao động hiện tại trong khoảng 15.000 đồng – 18.000 đồng.

Thông tin niêm yết:

3. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PVS

Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) thành lập từ tháng 2/1993, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí và công nghiệp. PVC hiện đang sở hữu các loại hình dịch vụ có tính mũi nhọn, chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế như:

Dịch vụ khách sạn, văn phòng.Trên sàn giao dịch HNX thì mã cổ phiếu PVS luôn là một trong những cổ phiếu tốt nhất. Bên cạnh đó, PVS còn là tổng công ty quan trọng trong ngành dầu khí Việt Nam, có mối liên kết với hơn 20 doanh nghiệp trong ngành cả trong và ngoài nước.

CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ TIỀM NĂNG
                                                   CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ TIỀM NĂNG

Thông tin niêm yết:

4. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PLX

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thành lập năm 1996, là tiền thân của Tổng Công ty Xăng dầu mỡ. Doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá và bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài thành công tại sàn HNX năm 2011. Sau nhiều năm giao dịch trên sàn HNX, tới năm 2017, PLX được niêm yết và giao dịch chính thức trên sàn HSX.

Hiện nay, PLX hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu và đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp khác.

Thông tin niêm yết:

5. Tổng công ty dầu Việt Nam – OIL

Tổng Công ty Dầu Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất của Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim – thành lập tháng 04/1994) và Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm dầu (PDC – thành lập tháng 04/1996).

OIL là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đồng thời đây cũng là đơn vị duy nhất của tập đoàn tham gia phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành dầu khí trong nhiều lĩnh vực: xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô; chế biến, tồn trữ cũng như phân phối các sản phẩm dầu.

Công ty kinh doanh các hoạt động: Uỷ thác bán/xuất dầu thô, kinh doanh dầu quốc tế, sản xuất xăng dầu, nhiên liệu sinh học, dầu mỡ nhờn, kinh doanh các sản phẩm dầu.

Thông tin niêm yết:

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!