Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần cho cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài.

Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

MỤC TIÊU CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
                                                  MỤC TIÊU CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm các mục tiêu sau:

Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

QUY ĐỊNH VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
                                               QUY ĐỊNH VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Để tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg  ngày 06/10/2006 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả.

Các quy chế này được ban hành với mục đích giám sát nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyên khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.

Trong quá trình thực hiện, những quy định nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế chưa đạt được mục tiêu của hoạt động giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, ngày 25/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 kèm theo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh ưa hoạt động đàu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc đánh giá, xếp loại, báo cáo và công khai hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương VII và Chương VIII Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và được cụ thể hoá tại nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ. Nghị định này quy định về chủ thể giám sát, nội dung giám sát, phương thức tổ chức giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước cũng như giám sát tài chính và việc công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước, của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của Bộ Tài chính.

Chi phí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Chi phí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp;

Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;

Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;

Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!