Chắc hẳn hiện nay có nhiều người vẫn chưa nắm rõ thông tin về chứng khoán kinh doanh là gì. Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây của EFX nhé.

Chứng khoán kinh doanh là gì?

CHỨNG KHOÁN KINH DOANH LÀ GÌ?
                                                                    CHỨNG KHOÁN KINH DOANH LÀ GÌ?

Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán được phát hành với mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản có thể trao đổi, mua bán và tạo ra lợi nhuận cho công ty có phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

Trong hoạt động kinh doanh, đây được xem là một loại tài sản ngắn hạn bởi nó nằm trong các khoản mục đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp. Ý nghĩa của chứng khoán kinh doanh là giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhanh chóng khi mua hoặc bán chứng khoán, đồng thời không cần đầu tư quá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại sẽ thiết lập các biện pháp dự phòng để giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Chứng khoán kinh doanh gồm các loại sau:

Các loại chứng khoán kinh doanh này sẽ được kế toán phản ánh trên báo cáo kế toán. Theo đó, tài khoản chứng khoán kinh doanh sẽ phản ánh tình hình mua bán cũng như thanh toán các loại chứng khoán đã kể tên ở trên vì mục đích kinh doanh.

Công ty chứng khoán kinh doanh là gì?

Công ty chứng khoán kinh doanh là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Luật Chứng khoán và các quy định khác. Các công ty này sẽ thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo giấy phép do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp.

Hoạt động chứng khoán kinh doanh gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trên thực tế, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung, do đó công ty chứng khoán còn được gọi là công ty môi giới.

Thực hiện chứng khoán kinh doanh như thế nào?

THỰC HIỆN CHỨNG KHOÁN KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?
                                         THỰC HIỆN CHỨNG KHOÁN KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?

Để đầu tư chứng khoán kinh doanh, bạn cần mở tài khoản và đăng ký tại cơ sở có thẩm quyền cấp phép. Khi có khoản vốn đủ lớn, bạn sẽ bắt đầu mua chứng khoán kinh doanh tại thời điểm giá thấp và sau đó bán ra tại thời điểm giá cao để sinh lời. Tuy nhiên, nếu muốn thu được lợi nhuận cao, bạn cần nắm chắc những kiến thức về chứng khoán, có kinh nghiệm giao dịch và phân tích thị trường để đưa ra quyết định mua hoặc bán chính xác nhất.

Một số rủi ro trong chứng khoán kinh doanh là gì?

RỦI RO TRONG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH
                                                             RỦI RO TRONG CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

Trong đầu tư chứng khoán kinh doanh, rủi ro được hiểu là những gì không nhận biết được, hoặc những gì không chắc chắn của tiền lãi đầu tư. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán kinh doanh được chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.

– Rủi ro hệ thống: Đây là rủi ro liên quan đến cả thị trường và mọi công ty. Ví dụ: các thay đổi về chính sách của nhà nước, rủi ro về lạm phát, lãi suất…

– Rủi ro không hệ thống: Đây là loại rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó.

Ví dụ: Vụ kiện tôm, cá basa của Mỹ, hay vụ phát hiện dư lượng chất kháng sinh hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam.

Ngoài những rủi ro trên, giữa chứng khoán niêm yết và chứng khoán không niêm yết (hay còn được gọi là chứng khoán OTC) thì còn có nhiều rủi ro hơn ở những điểm sau:

+ Rủi ro về tính thanh khoản: Tại thời điểm thị trường OTC bị đóng băng, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổ phiếu OTC mà không thể bán được. Trong khi đó, thông thường có thể dễ dàng bán được chứng khoán niêm yết nếu chấp nhận một mức giá rẻ.

+ Rủi ro về thông tin: Thông tin hạn chế về doanh nghiệp và tính chất không minh bạch trong thông tin là một điểm rất hạn chế đối với cổ phiếu OTC.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!