Bài viết này sẽ khái quát toàn bộ thông tin liên quan đến chiến lược điểm xoay và giúp người đọc trả lời các câu hỏi như: điểm xoay là gì? Điểm xoay là gì trong giao dịch cổ phiếu? Có thể sử dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thông qua chỉ báo này như thế nào? Các loại điểm xoay? Ứng dụng của chỉ báo điểm xoay (pivot point indicator)? Cách sử dụng điểm xoay trong MetaTrader?

Điểm xoay là gì?

ĐIỂM XOAY LÀ GÌ?
                                                                                 ĐIỂM XOAY LÀ GÌ?

Điểm xoay giúp các nhà giao dịch xác định biến động giá trên thị trường tài chính. Nói một cách đơn giản, điểm xoay (pivot point) là một mức giá được các trader chuyên nghiệp sử dụng để xem xét giá đang tăng hay giảm. Các chỉ số điểm xoay (pivot point indicator) thể hiện giá trị trung bình của các đỉnh, đáy và mức đóng cửa xảy ra trong một phiên giao dịch hoặc một ngày giao dịch. Chúng đóng vai trò như một chỉ báo sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm cung cấp cơ sở xác định xu hướng thị trường.

Ngưỡng hỗ trợ & kháng cự trong giao dịch điểm xoay

NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ TRONG GIAO DỊCH ĐIỂM XOAY
                                               NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ TRONG GIAO DỊCH ĐIỂM XOAY

Hầu hết các phân tích kỹ thuật đều hướng đến xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Đây đều là những mức giá quan trọng trong những vùng giá biến động mạnh trên thị trường và một số trader kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.

Số khác lại trông chờ vào khả năng phá vỡ (breakout). Tóm lại, chúng là những mức giá quan trọng bởi chúng báo hiệu sự thay đổi lớn về giá. Do đó, xác định vị trí hai ngưỡng là tiền đề phát triển kỹ năng giao dịch của một trader chuyên nghiệp.

Với tầm quan trọng của các điểm hỗ trợ và kháng cự, câu hỏi được đặt ra là: Làm cách nào để tính toán vị trí của các mức giá quan trọng này? Trong số các phương pháp đưa ra, kỹ thuật được sử dụng phổ biến hơn cả là xem xét các điểm xoay. Giao dịch điểm xoay thu thập thông tin liên quan đến giá tiêu chuẩn như mức cao, thấp và đóng cửa, đồng thời sử dụng thông tin này để dự đoán ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể sảy ra.

Các loại điểm xoay

CÁC LOẠI ĐIỂM XOAY
                                                                             CÁC LOẠI ĐIỂM XOAY

Trước khi bắt đầu sử dụng chỉ báo, hãy cùng tìm hiểu một số điểm xoay phổ biến và cách tích của từng loại này: Standard điểm xoay, Fibonacci điểm xoay và DeMark điểm xoay.

Standard điểm xoay

Điểm xoay (P) được tính bằng trung bình cộng của giá trị cao (H), giá trị thấp (L) và giá đóng cửa (C) trong khoảng thời gian trước đó.

Từ đó suy ra hai mức hỗ trợ và kháng cự từ P. Gọi chênh lệch giữa mức cao và mức thấp là D, ta có D = H – L

Fibonacci điểm xoay

Tương tự như standard điểm xoay, xác định P – điểm xoay cơ sở. Các mức hỗ trợ và kháng cự nằm cách điểm P chính này một khoảng xác định. Gọi chênh lệch giữa mức cao và mức thấp là D.

Các mức hỗ trợ được tính bằng cách lấy P trừ đi bội số của D. Các mức kháng cự được tính bằng cách cộng bội số của D với P. Bội số được lấy từ dãy số Fibonacci.

Công thức tính Fibonacci điểm xoay:

DeMark điểm xoay

Đối với loại này, điểm xoay cơ sở có cách tính khác với hai trường hợp trên. Trên thực tế, có ba cách xanh định điểm xoay cơ sở với phương pháp này, phụ thuộc vào cách so sánh giá đóng cửa và giá mở cửa của trader. Đối với những điểm xoay này, gọi biến x là giá trị phụ thuộc vào chênh lệnh giá mở cửa và giá đóng cửa.

Giá trị cuối cùng này được sử dụng phổ biến hơn trong chiến lược giao dịch ngoại hối điểm xoay. Điều này là do với FX là thị trường 24 giờ, giá mở cửa gần như luôn bằng với giá đóng cửa. Nếu bạn đang theo dõi đồ hàng ngày trong tuần, thì giá đóng và mở cửa thực sự chỉ là những quy ước, trái ngược hoàn toàn với thị trường chứng khoán khi giá đóng và mở cửa rất khác biệt và được phân tách theo thời gian (thường là theo giá).

Từ đó tính P dựa vào giá trị x vừa tính:

Các mức hỗ trợ và kháng cự cũng được tính từ x (điểm xoay DeMark không sử dụng nhiều hơn một mức hỗ trợ và kháng cự).

Cách sử dụng điểm xoay

CÁCH SỬ DỤNG ĐIỂM XOAY
                                                                  CÁCH SỬ DỤNG ĐIỂM XOAY

Như vậy, chúng ta đã tính toán được các điểm xoay phổ biến và các mức hỗ trợ – kháng cự đi kèm. Nhưng làm cách nào để áp dụng chúng vào giao dịch hằng ngày? Đầu tiên, hãy sử dụng điểm xoay cơ sở để đưa ra đánh giá chung về hướng. Nếu giá thị trường hiện tại cao hơn điểm P, điều đó cho thấy xu hướng tăng giá. Nếu thị trường nằm dưới điểm P, nó cho thấy xu hướng giảm giá.

Thứ hai, sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự để thông báo cho giao dịch. Các quy tắc giao dịch điểm xoay thông thường sẽ yêu cầu trader thực hiện một vị thế mua khi điểm xoay indicator cho thấy xu hướng thị trường tăng giá hoặc bán trong điều kiện giảm giá. Trader sẽ đóng các vị thế mua khi thị trường đạt đến mức kháng cự hoặc đóng các vị thế bán khi thị trường giảm xuống mức hỗ trợ.

Ngoài ra, sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự làm chỉ báo về thời điểm mở các vị thế: Đặt lệnh bán khi thị trường đạt đến mức kháng cự hoặc mua khi giá xuống mức hỗ trợ.

Để thuận tiện, hãy sử dụng phần mềm giao dịch giúp tự động thực hiện các phép tính cần thiết cho trader. Công cụ điểm xoay trong MT4 hỗ trợ người dùng thiết lập chiến lược giao dịch chuyên nghiệp với indicator điểm xoay.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!