Chiến lược đại dương xanh là một ý tưởng kinh doanh táo bạo của W.Chan Kim và Renée Mauborgne. Hiểu rõ về chiến lược đại dương xanh và 4 nguyên lý quan trọng sẽ giúp bạn biết cách áp dụng chiến lược một cách đúng đắn làm giảm tính cạnh tranh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hãy cùng EFX tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là khái niệm thể hiện hành động theo đuổi sự khác biệt, giảm chi phí để từ đó mở ra khoảng trống thị trường mới. Đây là thị trường không có sự cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh rất ít.
Chiến dịch đại dương xanh bao gồm các nội dung:
- Tạo thị trường mới, không tập trung vào thị trường hiện tại
- Tập trung vô hiệu hóa cạnh tranh thay vì đánh bại đối thủ cùng thị trường
- Nghiên cứu, phân tích hành vi người tiêu dùng với mục tiêu tạo ra nhu cầu mới
- Hướng đến nhóm khách hàng mới trong thị trường tiềm năng mới không có nhiều cạnh tranh
Trên thực tế, các chiến lược đại dương xanh đều bị các doanh nghiệp, đối thủ bắt chước, làm theo. Khi này, doanh nghiệp cần cải tiến, điều chỉnh và tái đổi mới. Đặc biệt là khi đối thủ cạnh tranh bắt đầu tiến vào các thị trường ngách, người quản lý, chủ kinh doanh cần nhanh nhạy, đưa ra phản ứng tức thì nhằm bảo vệ thị phần của mình.
Đây là thời điểm mà doanh nghiệp cần tập trung khai thác, đào sâu cũng như mở rộng hướng kinh doanh bằng cách cải tiến hoạt động, mở rộng địa bàn để chiếm được nhiều thị phần hơn.
Những nguyên lý trong chiến lược đại dương xanh

1.Vẽ lại biên giới thị trường
Tức khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp phải tìm cách thiết lập lại các đường biên giới thị trường để đưa mình vào vùng đại dương xanh – khu vực thị trường chưa được nhiều đối thủ khai thác.
Việc xác định đúng vùng chiến lược đại dương xanh là không hề dễ dàng. Doanh nghiệp không thể sử dụng trực giác hoặc sự may mắn mà phải lên chiến lược rõ ràng:
- Vươn lên đứng đầu ở nhóm các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Phân chia ngành kinh doanh thành các nhóm thuộc các phân khúc khác nhau và vươn lên vị trí dẫn đầu trong các nhóm đó.
- Tập trung vào một nhóm đối tượng mua hàng cụ thể.
- Xác định phạm vi của các sản phẩm, dịch vụ giống nhau.
- Định hướng theo chức năng của toàn bộ ngành và lĩnh vực.
- Trong quá trình xây dựng chiến lược phải tập trung vào những mối đe dọa cạnh tranh trong cùng thời điểm.
2.Tập trung vào cái nhìn tổng thể
Với nguyên lý này, cửa hàng, thương hiệu nên đưa ra được quy trình, kế hoạch cải tiến để tạo ra những đổi mới, cải tiến có giá trị. Nguyên lý này sẽ giúp chủ kinh doanh có cái nhìn bao quát và giải quyết các rủi ro trong việc lập kế hoạch.
3.Tăng trường mạnh hơn nhu cầu hiện tại
Vươn ra ngoài nhu cầu tồn tại là nguyên tắc đi ngược lại với quy trình truyền thống của các doanh nghiệp. Theo đó, thay vì tập trung cho khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp sẽ hướng sự tập trung đến những người chưa mua hàng. Như vậy, thay vì bó buộc trong thị trường có sẵn, doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường, giảm thiểu cạnh tranh nhờ thoát khỏi vùng đại dương đỏ để hướng đến khu vực chiến lược đại dương xanh.
Một số đối tượng chưa phải là khách hàng của doanh nghiệp cần được tập trung có thể kể ra như:
- Nhóm có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn nhưng đang chờ đợi những sản phẩm tốt hơn để từ bỏ thị trường hiện tại.
- Nhóm khách hàng đã từ chối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Nhóm khách hàng chưa được khai thác, tức họ chưa có ý định mua sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
4.Thực hiện hóa chiến lược
Để hiện thực hóa và giúp chiến lược đại dương xanh diễn ra thành công, mọi nhân viên đều cần tham gia với mục đích tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Nguyên lý này cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến thái độ, hành vi của nhân viên.
5.Thực hiện chiến lược theo đúng trình tự
Áp dụng chiến lược đại dương xanh, bạn phải đi theo một trình tự chuẩn sau đây:
- Tìm hiểu giá trị của sản phẩm: Doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi như: giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng? Sự khác biệt của sản phẩm so với những sản phẩm khác trên thị trường? Sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?
- Xác định mức giá hợp lý: Chất lượng sản phẩm liệu có tương xứng với mức giá doanh nghiệp đưa ra không? Mức giá này hướng đến những đối tượng khách hàng nào? Khả năng chi trả của khách hàng với sản phẩm?
- Xác định mức chi phí hợp lý: Mức chi phí bỏ ra có giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận?
- Dự liệu những trở ngại và rủi ro: Trở ngại và rủi ro đối với việc triển khai ý tưởng của doanh nghiệp? Những ý tưởng dự trù để xóa bỏ những trở ngại, rủi ro và tiến về đích?
6.Vượt qua những trở ngại về tổ chức
Một số trở ngại về mặt tổ chức mà các nhà quản lý thường gặp là:
- Trở ngại về mặt nhận thức: doanh nghiệp phải có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên. Tức phải khiến cho đội ngũ nhân viên nhìn nhận được sự cần thiết phải thay đổi. Phải hiểu được rằng, muốn có sự tăng trưởng ổn định, dài hạn trong tương lai thì buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi từ vùng chiến lược đại dương đỏ sang vùng chiến lược đại dương xanh.
- Hạn chế về nguồn lực cũng là trở ngại lớn mà các doanh nghiệp gặp phải. Bởi việc thay đổi cần nguồn lực lớn hơn rất nhiều.
- Làm thế nào để thúc đẩy nhân viên chủ chốt tăng tốc cũng là vấn đề khiến các nhà quản lý phải đau đầu. Việc thúc đẩy nhân viên tăng tốc đòi hỏi một quá trình nhưng yêu cầu tiễn lại không cho phép nhiều thời gian đến vậy.
- Điều hòa các mối quan hệ giữa các nhóm quyền lực trong doanh nghiệp.
Khó khăn, trở ngại là vấn đề chắc chắn các doanh nghiệp phải đối mặt. Nhưng việc vượt qua được những trở ngại này đồng nghĩa với việc bạn đã bước gần hơn đến cánh cửa thành công.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!