Một trong các chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị của một doanh nghiệp chính là chỉ số P/S. Vậy thực chất chỉ số P/S là gì? Ý nghĩa và cách tính  của chỉ số này trong đầu tư chứng khoán là gì? Cùng EFX tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

chỉ số p/s

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S (Price/ Sales per share) là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. P/S cho biết NĐT sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp.

NĐT sử dụng chỉ số P/S vì nghĩ rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo nên P/E sẽ bị sai lệch, hay giá trị sổ sách có thể không đúng nên P/B không đáng tin cậy trong khi đó doanh thu đáng tin cậy hơn vì thế P/S được ưa thích hơn.

Chỉ số P/S được các nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so với quá khứ và so với doanh nghiệp khác cùng ngành.

Cách tính chỉ số P/S trong chứng khoán

chỉ số p/s

Bạn có thể tính chỉ số P/S đơn giản của một doanh nghiệp dựa trên 3 dữ liệu cơ bản sau:

Cụ thể công thức tính như sau:

P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần x Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Có thể rút gọn thành công thức sau:

P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần

Ví dụ cụ thể, ta có:

Thị giá cổ phiếu P = 126,2 ngàn đồng.

Khối lượng cổ phiếu lưu hành = 1,741 tỷ cổ phiếu.

Vốn hóa thị trường = 219.763 tỷ đồng.

Tổng doanh thu thuần = 13.230 + 13.738 + 13.015 + 13.743 = 53.726 tỷ đồng.

Khi đó, ta tính được:

Doanh thu thuần = Doanh thu 4 quý/KLCP lưu hành =  53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng).

Vậy:

P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần = 126,2/30.86 = 4.09.

P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.763/53.726= 4.09.

Vậy chỉ số P/S là 4.09.

Đánh giá ưu – nhược điểm của chỉ số P/S

Thông thường, chỉ số P/S sẽ được ưa chuộng hơn chỉ số P/E hay P/B vì 2 lý do chủ yếu:

P/S dựa vào doanh thu thực tế của doanh nghiệp nên được đánh giá là đáng tin cậy hơn. Dựa vào chỉ số P/S các nhà đầu tư còn có thể xác định được giá trị tương đối của cổ phiếu ở hiện tại so với quá khứ cũng như so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Để hiểu rõ hơn về chỉ số P/S và ứng dụng vào quá trình phân tích, đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu rõ các ưu – nhược điểm của chỉ số này.

chỉ số p/s

Ưu điểm

Có 3 ưu điểm nổi trội của chỉ số P/S:

Nhược điểm

Chỉ số P/S trong chứng khoán cũng có những điểm hạn chế như sau:

Các nhược điểm trên đòi hỏi nhà đầu tư cần kết hợp sử dụng P/S cùng các chỉ số khác như P/B, P/E để có được cái nhìn toàn diện, không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số P/S

Doanh nghiệp nếu đang trong kỳ ổn định và tăng trưởng doanh thu đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp, có thể doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp. Đây được xem là một cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, nếu chỉ số P/S quá cao có thể thể hiện rằng công ty đang được định giá cao hơn giá trị thật của nó.

chỉ số p/s

Vậy một chỉ số P/S như thế nào để được đánh giá là cao hoặc thấp? Chúng ta cần thực hiện so sánh chỉ số này với 2 yếu tố sau:

So sánh hệ số P/S của doanh nghiệp cạnh tranh có cùng quy mô trong điều kiện thị trường đang ổn định. Đây là một trong các cách để đánh giá hiệu quả chỉ số P/S của công ty đang rủi ro hay hấp dẫn.

Đối với những công ty có hoạt động kinh doanh ổn định và vững mạnh, thì so sánh với quá khứ của nó là một ý tưởng tốt. Khi chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình trong quá khứ thì bạn có thể lựa chọn mua và chờ thành quả.

Có thể thấy, chỉ số P/S là công cụ hữu ích mà nhà đầu tư có thể sử dụng để đánh giá, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt trên thị trường. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về chỉ số P/S, từ đó sử dụng hiệu quả trong quá trình đầu tư chứng khoán của mình.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với Fanpage của chúng tôi.