Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng loại cổ phiếu giá tốt hay không, thì việc tính chỉ số P/E là hết sức cần thiết. Vì thế tại bài viết sau, EFX sẽ giải thích cho bạn chỉ số P/E là gì và công thức tính P/E đơn giản nhất nhé!

chỉ số p/e

P/E là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/E là tên gọi viết tắt của cụm từ Price to Earning ratio, chỉ số P/E là một chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư đánh giá được mối quan hệ giữa giá trị thị trường của một cổ phiếu với giá trị thu nhập trên cổ phiếu đó. Đây là một chỉ số chứng khoán quan trọng được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu.

Hiện nay, nhà đầu tư có thể xem nhanh chỉ số P/E của các doanh nghiệp trên các trang web như Cafef,…là trang web có tính sẵn chỉ số P/E.

Các loại tỷ lệ P/E

P/E được chia thành 2 loại được sử dụng rộng rãi: Foward P/E và Trailling P/E, hại loại P/E này sẽ có các phương pháp tính toán khác nhau như sau:

Foward P/E( còn được gọi là P/E dự phóng)

Cách tính này nhầm dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Foward P/E = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

Trailing P/E (P/E tra cứu)

Trailing P/E là P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại (P) cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua.

Đây là số liệu P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan. Các nhà đầu tư thường thích xem P/E Trailing vì họ không tin tưởng vào ước tính EPS trong tương lai của cách tính Foward P/E.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên doanh thu của họ.

chỉ số p/e

Ví dụ:

CTCP Thế giới di động (Mã: MWG) hiện có P/E bằng 12,57.

Điều đó nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 12,57 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ MWG.

Cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán

Nguyên tắc để xác định chỉ số P/E của một doanh nghiệp trước tiên đó là xác định 2 yếu tố thành phần của tỷ số P/E, đó là giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập của cổ phiếu (EPS).

Trong đó, giá trị EPS là biến số quan trọng nhất, phản ánh phần lợi nhuận được doanh nghiệp phân phối đến mỗi cổ phần đang được lưu hành trên thị trường. Giá trị này đại diện cho khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. EPS được xác định dựa theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Để việc tính toán giá trị EPS chính xác hơn thì nhà đầu tư nên sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Còn nếu muốn đơn giản hóa, thì có thể sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ để xác định EPS.

Hệ số P/E bao nhiêu là tốt?

Trước khi đưa ra kết luận rằng chỉ số P/E bao nhiêu là tốt thì chúng ta tìm hiểu xem chỉ số P/E khi cao và khi thấp sẽ có những nguyên nhân như thế nào và kết luận gì trong từng trường hợp.

chỉ số p/e

Chỉ số P/E cao

Chỉ số P/E thấp

chỉ số p/e
hang hoa phai sinh

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin hữu ích về chỉ số P/E. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm rõ khái niệm chỉ số P/E là gì, cũng như cách tính chỉ số P/E và ưu, nhược điểm của chỉ số này, từ đó vận dụng hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu. Các nhà đầu tư cũng nên nghiên cứu và kết hợp sử dụng thêm những chỉ số chứng khoán và công cụ khác để hỗ trợ việc phân tích cũng như tối ưu chính xác hơn. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với Fanpage của chúng tôi.