Ngân hàng là một trong những lựa chọn đầu tư rất được yêu thích bởi tính ổn định và lâu dài. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số CIR là chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích, đánh giá ngành ngân hàng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Hãy cùng EFX tìm hiểu chỉ số CIR là gì, cách tính và ý nghĩa của chỉ số này để phân tích, xây dựng chiến lược đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất.
Chỉ số CIR là gì?

Chỉ số CIR là từ viết tắt của Cost to Income Ratio là một chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, tình hình phát triển của ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh, sàn thương mại điện tử, …
Chỉ số CIR là tỷ lệ chi phí trên thu nhập, phản ánh tổng chi phí hoạt động hiện đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của tổ chức. Các nhà quản trị luôn tìm cách để cải thiện tỷ lệ chỉ số CIR càng thấp càng tốt, qua đó cho thấy tổ chức đang sử dụng ít chi phí nhưng lợi nhuận thu về cao.
Cách tính chỉ số CIR của các ngân hàng

Công thức tính chỉ số CIR:
Chỉ số CIR =Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập
Trong đó:
- Chi phí hoạt động không bao gồm các khoản chi phí dự phòng rủi ro.
- Tổng thu nhập được tính từ tất cả mọi nguồn hoạt động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như hoạt động đầu tư chứng khoán, tín dụng, dịch vụ, ngoại hối,…
Kết quả của phép tính giúp nhà đầu tư hay bản thân doanh nghiệp đo lường nguồn lực hiện có được sử dụng tốt, tính toán lại để có được khối lượng đầu ra đạt hiệu quả cao.
Ý nghĩa của chỉ số CIR trong ngân hàng

Dựa vào chỉ số CIR, nhà đầu tư có thể hiểu và phân tích chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Có 6 ý nghĩa quan trọng cần lưu ý khi nhắc đến chỉ số CIR, bao gồm:
Ứng dụng chỉ số CIR làm mục tiêu của chiến lược phát triển
Các chiến lược gia, nhà hoạch định coi chỉ số CIR là một cột mốc mục tiêu đặt ra cho các hoạt động phát triển của ngân hàng mình. Từ đó xây dựng một chiến lược phù hợp trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn với tổ chức. Bản thân nhà lãnh đạo sẽ trực tiếp đề ra mục tiêu cho từng phòng ban, bộ phận cùng kết hợp để từng bước thực hiện kế hoạch.
Dùng chỉ số CIR làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động
Bạn có thể đánh giá một cách tổng quát và đa diện về kết quả kinh doanh của tổ chức. Về cơ bản, chỉ số CIR càng thấp càng tốt, với từng đó chi phí, ngân hàng đã làm được gì, thu nhập như thế nào, nếu thêm chi phí thì liệu thu nhập có tăng hay không?
Không phải ngân hàng nào cũng có thể giảm chi phí đầu tư để giảm chỉ số CIR, chính vì vậy, họ sẽ tìm cách tăng thu nhập cũng với mức chi phí đó, như vậy được coi là sử dụng chỉ số CIR thành công.
Nhà đầu tư không nên nhầm lẫn, cho rằng chỉ số CIR phản ánh mức độ tiết kiệm chi phí của nhiều ngân hàng. Vì đôi khi cắt giảm chi phí không mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng và cả nhà đầu tư, nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng này sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng.
Nhận ra điều đó, các ngân hàng có xu hướng giữ nguyên chi phí, đồng thời tăng hiệu suất nhằm tăng thu nhập. Họ chấp nhận bỏ ra chi phí nhiều hơn, đầu tư lớn hơn miễn sao thu được lợi nhuận cao, từ đó cải thiện chỉ số CIR tốt hơn.
Dùng chỉ số CIR làm căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư
Chỉ số CIR sẽ phản ánh được hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từng đó vốn, ngân hàng đã làm như thế nào để thu được lợi nhuận? Ngược lại, nếu ngân hàng đang tiêu tốn phần lớn cho các chi phí, chỉ số CIR sẽ thay đổi cao hoặc thấp tương ứng.
Nhà đầu tư cần lưu ý, nếu chỉ số CIR quá cao trong khi thu nhập thấp hơn đáng kể, cần có sự đánh giá lại về bộ máy nhân sự, chiến lược hoạt động, kết quả kinh doanh… Từ đó cân nhắc xem có nên đầu tư vào ngân hàng hay không.
Ứng dụng chỉ số CIR làm chỉ số tham khảo nhằm nắm bắt xu hướng thị trường
Sau khi tìm hiểu chỉ số CIR là gì, chúng ta đã thấy, đây là một chỉ số mạnh để bạn có thể phân tích tiềm năng của ngân hàng trong tương lai. Nếu chỉ số CIR tốt, ngân hàng đang phát triển ổn định, chứng tỏ việc xây dựng chiến lược, nắm bắt đúng xu hướng thị trường đúng đắn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang đi sai hướng, cần có sự điều chỉnh lại để tiếp cận với khách hàng tiềm năng tốt hơn. Chúng ta cũng có thể kết hợp sử dụng chỉ số CIR với chỉ số khác như NIM hay CASA để hiểu rõ hơn về thị trường.
Chỉ số CIR là thước đo giúp so sánh các ngân hàng
Một ví dụ cụ thể minh chứng cho việc ứng dụng chỉ số CIR khi so sánh giữa các ngân hàng với nhau: Năm 2020, OCB với chỉ số CIR thấp nhất trong 28 ngân hàng thương mại nhảy từ top 5 lên top 1 ngân hàng phát triển.
Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng khiến các ngân hàng phải có sự dịch chuyển để giảm tác động xấu từ thị trường, cụ thể hơn là những ảnh hưởng từ người vay, cá nhân, tổ chức đã và đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng.
Chỉ số CIR giúp phản ánh tình hình kinh tế Việt Nam
Chỉ số CIR của ngân hàng phần nào vẽ lên một bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước nhà. Dựa vào đó, ngân hàng trung ương nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống, đánh giá hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thuận lợi. Từ đó xây dựng, đưa ra chiến lược phù hợp cho các năm tiếp theo.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!