Khi bắt đầu bước vào con đường đầu tư chứng khoán, chắc hẳn các nhà đầu tư lâu năm sẽ phải làm quen với các chỉ báo phân tích như đường trung bình cộng SMA, dải Bollinger, chỉ số sức mạnh tương đối RSI, chỉ báo Stochastic,…. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể hiểu hết cũng như sử dụng một cách thuần thục các chỉ báo này. Bài viết dưới đây, hãy cùng EFX tìm hiểu tất tần tật khái niệm cũng như công thức tính chỉ báo Stochastic nhé!

Chỉ báo Stochastic là gì?

CHỈ BÁO STOCHASTIC LÀ GÌ?
                                                                 CHỈ BÁO STOCHASTIC LÀ GÌ?

Định nghĩa chỉ báo Stochastic:

Chỉ báo Stochastic được biết với tên gọi đầy đủ là chỉ báo Stochastic Oscillator, được phát triển bởi tiến sĩ George Lane vào năm 1950.

Đây là một loại chỉ báo trong phân tích kỹ thuật nằm trong nhóm các chỉ báo động lượng. Các nhà đầu tư sử dụng chỉ báo Stochastic trong việc phân tích để so sánh được mức giá đóng cửa với một phạm vi giá ở khoảng thời gian bất kỳ. Tuy nhiên, dựa vào từng chiến thuật khác nhau của các nhà đầu tư mà thời gian đó sẽ bị phụ thuộc vào, và mặc định thời gian cho phép trong phạm vi 14 ngày (14 phiên).

Theo ông George Lane, chỉ báo Stochastic hoạt động không phụ thuộc vào khối lượng, giá cả hay một yếu tố bất kỳ nào. George Lane cho rằng diễn biến giá luôn đi sau động lượng hoặc tốc độ, cho nên chỉ báo này chỉ tuân theo động lượng giá và tốc độ.

Thành phần cấu tạo nên chỉ báo Stochastic:

2 thành phần chính cấu tạo nên chỉ báo Stochastic này là %K và %D.

Trong đó:

Bên cạnh đó, người ta còn dựa vào 2 đường biên 20 và 80 để xác định giá quá mua và giá quá bán khi sử dụng chỉ báo Stochastic.

Công thức tính chỉ báo Stochastic

CÔNG THỨC TÌNH CHỈ BÁO STOCHASTIC
                                                        CÔNG THỨC TÌNH CHỈ BÁO STOCHASTIC

Công thức tính chỉ báo Stochastic như sau:

%K = [ (C – L14) / (H14 – L14) ] * 100

Trong đó ta có:

Chỉ báo Stochastic có ý nghĩa như thế nào?

CHỈ BÁO STOCHASTIC CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
                                                CHỈ BÁO STOCHASTIC CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi đã nắm được chỉ báo Stochastic là gì, cấu tạo, và công thức tính chỉ báo này, các nhà đầu tư dù mới tham gia hay đã có kinh nghiệm đều cần phải nắm chắc được ý nghĩa và cách thức hoạt động của chỉ báo Stochastic này. Từ đó mới có thể áp dụng hiệu quả chỉ báo Stochastic này trong việc đặt lệnh.

Dựa vào chỉ báo Stochastic, các nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được vùng quá mua, vùng quá bán.

Theo như các nhà đầu tư, công cụ chỉ báo Stochastic vô cùng hữu ích để xác định được các vùng quá mua hoặc quá bán vì nó luôn nằm trong phạm vi biên độ từ 0 đến 100. Nếu nhận thấy chỉ báo Stochastic thấp hơn biên 20 sẽ rơi vào vùng quá bán, và khi vượt ngưỡng biên 80 thì lúc này sẽ rơi vào vùng quá mua.

Chỉ báo Stochastic có thể đưa ra tín hiệu đảo chiều về giá.

Nói tóm lại, mặc dù có thể dựa vào chỉ báo Stochastic để xác định được vùng quá mua hoặc quá bán, nhưng các nhà đầu tư cũng cần kết hợp công cụ này với các chỉ báo khác bởi không phải lúc nào chỉ báo này cũng cho chúng ta thấy được chính xác xảy ra sự đảo chiều. Vì trường hợp giá có xu hướng quá mạnh, tình trạng quá mua hoặc quá bán sẽ có thể xảy ra lâu dài. Các nhà đầu tư nên cân nhắc và phân tích kỹ lưỡng để đưa ra được các quyết định hợp lý khi đầu tư.

Sử dụng chỉ báo Stochastic làm sao để đạt được hiệu quả tối ưu?

CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO STOCHASTIC
                                                          CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO STOCHASTIC

Đây là một công cụ được khá nhiều nhà đầu tư tâm đắc, nó có thể giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng đảo chiều, biết được giới hạn quá mua hoặc quá bán trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nó cũng là một con dao hai lưỡi, để có được độ tin cậy và đạt được hiệu quả tốt khi sử dụng các chỉ báo, chúng ta cần biết cách kết hợp chỉ báo Stochastic với các công cụ khác một cách hợp lý. Sau đây là 2 cách kết hợp có thể mang lại hiệu quả tối ưu cho các bạn tham khảo:

Kết hợp chỉ báo Stochastic với các mô hình nến đảo chiều.

Các mô hình nến Nhật như Hammer, Doji, Evening Star, Morning Star, Tweezer Bottom chắc hẳn không còn xa lạ với các nhà đầu tư lâu năm trong việc áp dụng để phân tích chiến lược đầu tư bởi tính chính xác mà chúng mang lại. Nên chắc chắn rằng khi kết hợp nến Nhật cùng với chỉ báo Stochastic sẽ giúp các nhà đầu tư có những nhận định đúng đắn hơn.

Để việc kết hợp này đạt được hiệu quả cao, các nhà đầu tư cần phải:

Kết hợp chỉ báo Stochastic với đường xu hướng – Trendline.

Với lệnh Bán (SELL), nhà đầu tư cần phải:

Với lệnh mua (BUY), nhà đầu tư cần phải:

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!