Cash flow một thuật ngữ vốn đã quá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mọi một công ty, doanh nghiệp. Vậy chính xác Cash flow là gì, làm sao để có được một kế hoạch tối ưu nhất cho vấn đề này? Cùng EFX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cash flow là gì?

Cash flow là thuật ngữ trong ngành tài chính, tạm dịch là dòng tiền, trong đó có thể là tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền mặt. Thuật ngữ cash flow này được dùng mỗi khi phân tích báo cáo tài chính, thể hiện sự chuyển động ra vào của đồng tiền (hay thu và chi) trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm tài chính nào đó.
Sau mỗi kỳ kế toán, cash flow sẽ được thống kê và báo cáo một cách chi tiết. Khi nhìn vào bảng báo cáo này, bạn có thể phân tích và đánh giá các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mặt của công ty. Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi có nghĩa là cash flow dương, ngược lại nếu tổng thu nhỏ hơn tổng chi thì cash flow âm.
Cash flow giúp nhà quản lý đưa ra những phương án hay chiến lược kinh doanh thích hợp hơn cho doanh nghiệp.
Phân loại cash flow

Dòng tiền được chia làm 3 loại chính mà bất cứ một người theo chuyên ngành tài chính đều biết: Dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài chính.
Dòng tiền hoạt động
Đây là loại cash flow cơ bản và được chú ý nhiều nhất. Dòng tiền hoạt động được tính toán dựa trên kết quả thực tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dòng tiền đầu tư
Loại cash flow này được tính dựa trên hoạt động đầu tư hoặc mua lại của doanh nghiệp. Thông qua dòng tiền này, doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra quyết định có nên đầu tư thêm hay giảm đầu tư cho một hạng mục nào đó hay không.
Dòng tiền tài chính
Loại cash flow này sẽ tính toán dựa trên các hoạt động vay hoặc trả nợ, thanh toán cổ tức, mua lại/phát hành mới cổ phiếu. Bên cạnh đó, đây còn là tiền các cổ đông góp thêm vốn, tiền huy động thông qua vay vốn từ các công ty khác, ngân hàng hoặc các công ty tài chính.
5 bước lập kế hoạch cash flow cho doanh nghiệp
Việc lập kế hoạch cash flow cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, dựa vào đây để xác định dòng tiền xuất ra và dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tính toán được số tiền thừa và thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, vận hành để đưa ra các phương hướng hiệu quả, cân bằng nguồn thu chi bằng tiền cho công ty, doanh nghiệp.

1. Đưa ra các dự báo cho cash flow vào
Dòng tiền vào sẽ đến từ 3 nguồn:
- Hoạt động kinh doanh: đến từ hoạt động tạo ra doanh thu như tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu hồi nợ,…
- Hoạt động đầu tư tài chính: các khoản tiền phát hành cổ phiếu, tiền huy động từ việc vay vốn, tiền từ các chủ sở hữu góp vốn bằng tiền…
- Hoạt động đầu tư: các khoản tiền thu hồi được từ đầu tư, tiền lãi, tiền cho vay, tiền thanh lý/bán/nhượng tài sản cố định….
2. Đưa ra các dự báo cho dòng tiền ra
Dòng tiền ra sẽ bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, cụ thể:
- Chi tiêu cho hoạt động kinh doanh: tiền trả lãi cho các khoản vay vốn, tiền nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản quảng cáo tiếp thị, tiền dịch vụ, tiền đầu tư vật liệu, tiền lương, chi tiêu đầu vào…nói chung là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.
- Chi tiêu cho các hoạt động đầu tư như tiền cho vay, góp vốn đầu tư, mua các tài sản thiết bị cố định, xây dựng hạ tầng…
- Chi tiêu cho các hoạt động tài chính như tiền mua cổ phiếu đã phát hành, trả cho các nhà đầu tư, các khoản vay/thuê tài chính,….
3. Tính toán cash flow thuần của doanh nghiệp
Sự chênh lệch giữa hai dòng tiền vào và ra trong một khoảng thời gian nhất định chính là dòng tiền thuần của doanh nghiệp, căn cứ vào dòng tiền này từ sẽ thấy được cash flow đang dương hay âm để đưa ra những điều chỉnh cũng như hướng đi phù hợp.
4. Xác định số tiền thừa hoặc thiếu vào mỗi cuối kỳ
Căn cứ vào số tiền thừa hoặc thiếu vào mỗi cuối kỳ, đối chiếu với số dư tiền cần thiết trong doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch điều chỉnh, trong đó: Số tiền cuối kỳ = số tiền tồn đầu kỳ + dòng tiền thuần trong kỳ.
5. Đưa ra giải pháp xử lý cash flow
Thực hiện phân tích và đưa ra các phương án xử lý với số tiền thiếu hoặc thừa, nếu thiếu hụt cần có giải pháp cụ thể để cân bằng lại dòng tiền ra/vào, nếu thừa tiền thì doanh nghiệp có thể tính đến việc đầu tư thêm để sinh lời.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!