Sử dụng đường MACD là một trong số những chỉ báo phân tích kỹ thuật hiệu quả mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ. Sử dụng đường MACD này giúp nhà đầu tư nắm bắt được biến động của thị trường và tìm ra thời cơ bán ra hay mua vào để đem lại nguồn lợi cao nhất. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về cách sử dụng đường MACD là gì thì bài viết dưới đây của EFX chính là dành cho bạn.

Đường MACD là gì?

ĐƯỜNG MACD LÀ GÌ?
                                                                                  ĐƯỜNG MACD LÀ GÌ?

Đường MACD là cách viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence có nghĩa Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD là chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Gerald Appel vào năm 1979.

Đường MACD này giúp cung cấp các biến động của thị trường, hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán xác định tín hiệu mua bán của thị trường. Để xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa vào độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày.

Các thành phần cấu tạo nên đường MACD

CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN ĐƯỜNG MACD
                                                        CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN ĐƯỜNG MACD

Đường MACD được cấu tạo từ bốn thành phần chính là đường MACD, đường tín hiệu, biểu đồ và đường zero. Mỗi thành phần lại mang đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.

Cách nhận biết đường MACD trên biểu đồ chứng khoán

CÁCH NHẬN BIẾT ĐƯỜNG MACD
                                                                           CÁCH NHẬN BIẾT ĐƯỜNG MACD

Cách đơn giản nhất để nhà đầu tư nhận biết được đường chỉ báo MACD là nhờ vào màu sắc, cụ thể đường MACD có màu xanh, còn đường tín hiệu sẽ có màu đỏ.

Khi đường MACD mang giá trị dương thì khi đó đường EMA ngắn sẽ nằm trên đường EMA dài. Đường EMA ngắn càng xa đường EMA dài bao nhiêu càng chứng tỏ đường MACD có mức tăng giá trị dương lớn bấy nhiêu, đây chính là tín hiệu cho động lực tăng của thị trường.

Ngược lại, khi đường MACD có giá trị âm thì đường EMA ngắn sẽ nằm phía dưới đường EMA dài. Khoảng cách giữa hai đường EMA càng lớn thì mức tăng của giá trị âm cũng càng lớn. Đây chính là tín hiệu cho một xu hướng giảm rất rõ rệt sắp xảy ra.

Tùy vào vị trí và sự chuyển động của các đường EMA mà mối tương quan của chúng sẽ ở dạng phân kỳ hay hội tụ. Khi hai đường chuyển động ra xa là diễn ra sự phân kỳ, hai đường chuyển động lại gần thì đó là hội tụ.

Cách tính đường MACD

Công thức để xác định đường MACD là:

MACD = EMA (12) – EMA (26)

Ý nghĩa đường MACD trong chứng khoán

Ý NGHĨA ĐƯỜNG MACD
                                                                             Ý NGHĨA ĐƯỜNG MACD

Đường MACD là chỉ báo được sử dụng phổ biến trong chứng khoán, tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về chỉ báo này thì cần tìm hiểu kỹ về ứng dụng của đường MACD để sử dụng hiệu quả nhất.

Đóng vai trò trong việc dự báo xu hướng giá

Đường MACD sẽ bao gồm hai đường là đường MACD màu xanh và đường tín hiệu màu đỏ. Hai đường này sẽ quyết định hình thái phân kỳ hay hội tụ, từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra các phân tích kỹ thuật.

Trường hợp đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng vượt mức hiện tại và là cơ hội tốt để các nhà đầu tư mua vào. Ngược lại, nếu đường MACD vượt đường tín hiệu từ trên xuống thì giá sẽ có xu hướng giảm và nhà đầu tư nên vào lệnh bán.

Nắm bắt diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ của đường MACD

Thông thường, đường MACD đi lên sẽ báo hiệu chiều hướng tăng của giá và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số trường hợp ngoại lệ còn được gọi là hội tụ và phân kỳ.

Phân kỳ là khi giá đang tăng nhưng đường MACD lại đi xuống, đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm nên nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu.

Hội tụ lại được hình thành khi giá đang có chiều hướng giảm còn đường MACD lại đi lên và báo hiệu giá sẽ có sự đảo chiều từ giảm sang tăng, các nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào để kiếm lời tốt nhất cho mình.

Một số hạn chế của đường MACD

Dù đóng vai trò quan trọng và ứng dụng khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng hay cung cấp thông tin về thị trường để đưa ra phân tích kỹ thuật hợp lý, tuy nhiên, đường MACD vẫn tồn tại một vài hạn chế dưới đây:

Đường MACD chỉ được sử dụng hiệu quả khi nhà đầu tư có sự nhạy bén với thị trường và nắm được khung thời gian phù hợp nhất. Để làm được điều đó, nhà đầu tư cần nhiều trải nghiệm, học hỏi, lắng nghe tư vấn và chia sẻ từ các chuyên gia để rút ra được bài học cho bản thân.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!