Khi giao dịch mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… bạn sẽ phải trả một số loại thuế và phí giao dịch chứng khoán. Chẳng hạn như phí lưu ký, thuế thu nhập, phí giao dịch,… là những khoản thuế và phí giao dịch chứng khoán phổ biến. Để nắm rõ hơn về các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của EFX nhé.
Các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán phổ biến
Phí giao dịch khi mua – bán cổ phiếu
Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà bạn phải trả khi thực hiện các giao dịch mua hay bán cổ phiếu thành công. Phí này sẽ do công ty chứng khoán thu trên cơ sở phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của bạn. Nhà đầu tư trả phí này trên 2 chiều mua và bán. Trên thực tế, đây là loại phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các loại thuế và phí khác mà nhà đầu tư cần trả.

Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu
Theo quy định, khi thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư phải trả một phần thuế thu nhập, cụ thể là 0.1% giá trị bán cổ phiếu. Như vậy, thuế thu nhập chỉ thu của người bán cổ phiếu, còn người mua thì không phải chịu.
Ví dụ: Khi nhà đầu tư bán 1000 cổ phiếu MWG với giá 100.000 đồng/ cổ phiếu thì tổng giá trị giao dịch là 100 triệu đồng. Vậy nhà đầu tư phải trả 1 phần thuế bán là: 100.000.000×0.1% = 100.000 đồng.
Phí lưu ký chứng khoán
Lưu ký có nghĩa là lưu giữ và ký gửi chứng khoán. Khi bạn mua và sở hữu cổ phiếu sẽ luôn có tổ chức đứng ra đảm bảo lưu giữ và ký gửi số cổ phiếu đó. Ngoài ra, việc lưu ký còn chứng nhận bạn đang sở hữu một số lượng cổ phần ở công ty nào đó. Ở Việt Nam, Nhà nước và Đại diện là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chính là tổ chức đảm nhiệm công việc này.
Theo quy định hiện nay, phí lưu ký chứng khoán chỉ 0.27 đồng/ cổ phiếu/ tháng.
Ví dụ: Khi bạn mua và sở hữu 1000 cổ phiếu MWG từ ngày 01/07/2022 đến hết ngày 31/07/2022 thì bạn sẽ phải trả thêm mức phí lưu ký cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là: 0.27x 1000 = 270 đồng.

Thuế thu nhập khi được nhận cổ tức tiền mặt
Cổ tức tiền mặt được hiểu đơn giản là sau thời gian một năm hoạt động kinh doanh có lãi, doanh nghiệp sẽ chia một phần hoặc toàn bộ số lãi đó cho cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Phần lãi đó gọi đơn giản là cổ tức. Cổ tức được trả bằng tiền mặt được coi như một nguồn thu nhập của nhà đầu tư nên bạn sẽ phải trả thuế cho nguồn thu nhập đó. Theo quy định thì bạn phải trả 5% thuế trên giá trị cổ tức bằng tiền mặt.
Ví dụ: Cổ phiếu NTC trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 50%, tương đương với 5.000 đồng/ cổ phiếu. Nếu bạn đang sở hữu 1000 cổ phiếu NTC, thì tổng số tiền cổ tức bạn nhận được là: 1.000x 5.000 = 5 triệu đồng. Theo quy định, Ủy ban chứng khoán sẽ thu của bạn phần thuế thu nhập là: 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng.
Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác

Ngoài 5 loại thuế và phí giao dịch chứng khoán phổ biến nêu trên, vẫn còn một số loại phí khác, cụ thể như:
- Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng lại muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có mức phí để được tiến hành việc chuyển đó.
- Phí tư vấn: Đây là loại phí trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Họ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại vào, khi nào,…
- Phí nạp tiền: Khi giao dịch trên các sàn, bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới được thực hiện giao dịch mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Số phí sẽ được tính dựa trên số tiền nạp của bạn.
- Phí rút tiền: Khi bạn không có nhu cầu tiếp tục giao dịch và muốn rút tiền về tài khoản thì bạn phải trả phí cho lần rút tiền đó.
- Phí chuyển khoản chứng khoán: Bạn có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản khác. Quá trình này sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
- Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi đã sở hữu một số lượng chứng khoán. Bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu. Khi sổ bị mất thì khi bạn muốn được cấp lại phải mất 1 khoản phí.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Khi không có nhu cầu tiếp tục giao dịch hoặc nghi ngờ tài khoản của bạn đang có vấn đề. Bạn có thể thực hiện phong tỏa tài khoản và số chứng khoán bạn đang có, bạn sẽ bị thu một khoản phí cho việc này.
- Phí mở tài khoản chứng khoán: Đây là phí khi bạn muốn mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Điều này giống khi bạn muôn xác nhận số dư tại ngân hàng. Để kiểm tra tài khoản chứng khoán của bạn còn dư bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu cổ phiếu/ trái phiếu thì bạn sẽ phải tốn phí.
Trên đây là một số loại thuế và phí giao dịch chứng khoán mà bạn cần phải tìm hiểu để quá trình đầu tư được an toàn và minh bạch hơn. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm tại thị trường chứng khoán và sợ gặp phải những rủi ro thua lỗ. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia phân tích hàng đầu trong ngành thông qua đầu tư vào quỹ mở là một giải pháp tối ưu. Tại đây, các chiến lược và danh mục đầu tư đều được nghiên cứu và phân tích rõ ràng, cụ thể, giúp việc sinh lời được tiềm năng và ổn định hơn.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!