Break Out là một trong những tín hiệu quan trọng trong phân tích kỹ thuật của các trader khi tham gia vào thị trường forex. Do đó, nếu muốn thành công các bạn cần phải hiểu rõ Break out là gì?, dấu hiệu nhận biết Break out cũng như các phương pháp giao dịch với Break out hiệu quả. Hãy cùng sàn giao dịch EFX tìm hiểu về Break Out qua bài viết dưới đây nhé.
Break out là gì?
Break Out hay còn gọi là sự phá vỡ, thuật ngữ Break out này được dùng để chỉ hiện tượng giá bứt phá khỏi các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Sau khi Break out thành công, giá có xu hướng bứt phá mạnh mẽ theo hướng Break out, đó có thể là một cú đảo chiều ngoạn mục hoặc cũng có thể là tiếp diễn xu hướng hiện tại nhưng với lực mạnh hơn.
Các nhà đầu tư có thể tận dụng Break out này để vào lệnh và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cú break out cũng diễn ra thành công, vì thế trader cần phải xác nhận thêm khối lượng giao dịch tại khu vực Break out đó.

Break out có thể xảy ra sau giai đoạn tích luỹ đi ngang, mô hình giá hoặc các vùng giá giới hạn bởi đường trendline. Chiến lược giao dịch Break Out phù hợp với những trader giao dịch theo hành động giá hoặc scalping, day trading,…
Các loại Break out trên thị trường
Break Out có 2 loại: Break Out thật (True Break Out) và Break Out giả (False Break Out). Trader phải nắm rõ đặc điểm của từng loại Break out để biết khi nào nên giao dịch tại nhứng điểm Break out thật và tránh giao dịch tại những điểm Break out giả.
Break Out giả
Break out giả là hiện tượng giá Break out các vùng giá quan trọng nhưng không đi theo hướng Break out mà đột ngột chuyển hướng theo hướng ngược lại. Nếu các trader lầm tưởng đây là một cứ break out thật thì rất dễ bị đu đỉnh hoặc đu đáy.

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Giá vượt khỏi đường kháng cự, nhưng không di chuyển theo hướng Break out mà bất ngờ đảo chiều đi xuống. Nếu nhà đầu tư nhận định giá sau khi Break out ngưỡng kháng cự sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng tăng nên vào lệnh Buy để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế giá lại di chuyển theo hướng ngược lại khiến trader sẽ bị thua lỗ khá nhiều.
Break Out thật
Break Out thật là hiện tượng giá sau khi Break out các vùng giá quan trọng sẽ di chuyển mạnh mẽ theo hướng Break out. Đây là cơ hội tốt để giao dịch. Tuy nhiên, trước khi giao dịch trader cần kiểm tra xem khối lượng giao dịch tại vùng Break out có cao hay không. Nếu cao, chứng tỏ đó là Break out thật, ngược lại nếu khối lượng giao dịch thấp trader cần phân tích thêm và không nên giao dịch ngay.
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm của vùng giá quan trọng trước khi bị Break out và diễn biến của quá trình break out, trader có thể xác định hướng đi của giá sau khi break out. Cụ thể:
- Break out khỏi vùng tích luỹ đi ngang: Giá Break out ngưỡng hỗ trợ để đi xuống hoặc vượt khỏi ngưỡng kháng cự để đi lên. Ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự có lực cản càng mạnh thì lực Break out càng cao.

- Break out khỏi đường trendline của xu hướng tăng hoặc giảm: Khi giá Break out các ngưỡng quan trọng này sẽ có xu hướng đảo chiều hoặc hình thành các đợt điều chỉnh tăng/giảm trước khi tiếp tục xu hướng cũ.
- Break out khỏi mô hình giá: Tuỳ theo mô hình giá đó là loại nào, trader sẽ xác định hướng đi tiếp theo của giá sau khi Break out. Ví dụ, khi giá break out khỏi mô hình vai đầu vai, 2 đáy, 2 đỉnh, 3 đáy, 3 đỉnh… sẽ có xu hướng đảo chiều.

Dấu hiệu nhận biết Break out thành công
Nhận biết được Break Out thành công sẽ mở ra rất nhiều cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với Break Out giả. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết Break Out thành công được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng:
- Dựa vào khối lượng giao dịch
Break Out chỉ được coi là thành công khi khối lượng giao dịch tại vùng Break out cao hơn nhiều so với mức trung bình trong khoảng thời gian gần nhất trước đó. Bởi khối lượng giao dịch cao chứng tỏ phe mua và phe bán đã thực sự tham gia vào cuộc chiến và giá sẽ đi theo hướng của phe có lực mạnh hơn.
Ngược lại nếu khối lượng giao dịch thấp (dưới mức trung bình) thì có nghĩa là ít nhà đầu tư quan tâm đến việc mua bán tại các điểm Break outđó và rất có thể đây chỉ là 1 cú Break Out giả.
Để xác định khối lượng giao dịch tại điểm break out, trader có thể sử dụng các công cụ chỉ báo như OBV, A/D, MFI…
- Giá quay lại retest vùng Break out
Một dấu hiệu nữa được cho là Break Out thành công chính là giá sau khi break out sẽ quay lại retest vùng Break Out một lần nữa rồi mới tiếp tục di chuyển theo hướng Break out.
Thông thường các nhà đầu tư sẽ vào lệnh sau khi giá quay lại retest lại hơn là giao dịch ngay tại điểm Break out để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau khi break out giá sẽ di chuyển theo hướng Break out ngay mà không quay lại retest. Nếu nhà giao dịch chờ đợi giá quay lại retest để vào lệnh thì sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh tốt.
- Dựa vào các chỉ báo
Các trader thường dựa vào tín hiệu hội tụ, phân kỳ của các chỉ báo để xác nhận sự Break out của giá là thật hay giả. Trước khi break out xuất hiện tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ giữa giá và chỉ báo, dự báo giá sẽ đảo chiều. Tín hiệu này cũng xác nhận khả năng break out thành công.
Càng nhiều tín hiệu cùng xác nhận break out thành công thì khả năng giá Break out càng cao, các trader có thể áp dụng cả 3 tín hiệu trên để nhận biết break out thành công trên thị trường.
Chiến lược giao dịch Break out
Sau khi Break Out thành công giá sẽ đi theo hướng đã Break out. Đây sẽ là cơ hội tốt để trader có thể vào lệnh đón đầu xu hướng và tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Sau đây là chiến lược giao dịch Break Out hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Xác định xu hướng hiện tại của thị trường tăng, giảm hay đi ngang.
- Bước 2: Xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hay vẽ trendline cho các xu hướng đó.
- Bước 3: Xác định tín hiệu Break Out khi giá đóng cửa của nến vượt khỏi các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Bước 4: Xác nhận lại tín hiệu Break Out bằng khối lượng giao dịch, retest lại vùng phá vỡ hay chỉ báo kỹ thuật.
- Bước 5: Vào lệnh nếu xác suất Break Out thành công cao.
- Bước 6: Đặt stop loss và take profit.
Có 2 cách vào lệnh như sau:
#1: Vào lệnh ngay khi Break Out
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận xu hướng sau Break Out. Nếu Break out tăng thì cây nến xác nhận là cây nến xanh (BUY), ngược lại nếu Break out giảm thì cây nên xác nhận là nến đỏ (SELL)
- Stop loss: Đối với vùng tích luỹ đi ngang, đặt cắt lỗ bên dưới đường hỗ trợ (lệnh Buy) hoặc bên trên đường kháng cự (lênh Sell). Còn với xu hướng tăng/giảm, đặt cắt lỗ tại đáy gần nhất trước đó đối với lệnh BUY hoặc đỉnh gần nhất trước đó đối với lệnh SELL.
- Take Profit: tại mức lợi nhuận mong muốn hoặc dựa trên tỷ lệ R:R (ít nhất từ 1:2)
#2: Vào lệnh sau khi giá quay lại retest vùng Break out
- Điểm vào lệnh: Giá retest vùng hỗ trợ (lệnh SELL) và kháng cự (lệnh BUY) bị Break out.
- Stop loss: Nên đặt Stop-loss bên dưới đường kháng cự với lệnh Buy hoặc bên trên đường hỗ trợ với lệnh Sell.
- Take-Profit: Cài điểm chốt lời dựa trên tỷ lệ R:R lớn hơn hoặc bằng 1: 2.
Đây là cách giao dịch khá an toàn. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc nhiều vào sự chuyển động giá mạnh hay yếu. Trường hợp đột phá mạnh, thì giá có thể không retest mà đi thẳng theo xu hướng mới được Break out nên trader có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội vào lệnh tốt.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!