Khối lượng giao dịch trong chứng khoán là một yếu tố cực kì quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể xác định được đúng đắn xu hướng giá của cổ phiếu hoặc trái phiếu một cách nhanh chóng.

Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm khối lượng giao dịch trong chứng khoán và ý nghĩa cũng như các nguyên tắc hoạt động của nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Khái niệm khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Khối lượng giao dịch trong chứng khoán hay còn gọi là Volume. Khối lượng giao dịch được hiểu là tổng số cổ phiếu được giao dịch thực tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 500 cổ phiếu X, sau đó A bán lại cho nhà đầu tư B 500 cổ phiếu X cùng loại, sau đó 500 cổ phiếu X đó lại tiếp tục được B bán đi thì sẽ được tính là có 3 lượt giao dịch. Vậy khối lượng giao dịch lúc này sẽ là 1500 cổ phiếu (mặc dù cả 3 lần giao dịch đều là 500 cổ phiếu X giống nhau).

Khối lượng giao dịch trong chứng khoán khác với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường là tổng số cổ phiếu được niêm yết trên sàn và được thực hiện giao dịch. Còn khối lượng giao dịch trong chứng khoán sẽ phản ánh số lượng về nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư trên thị trường về một loại cổ phiếu.

Khái niệm khối lượng giao dịch trong chứng khoán
Khái niệm khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Ngoài ra, khối lượng giao dịch trong chứng khoán cũng khác với giá trị vốn hóa thị trường. Vậy, giá trị vốn hóa thị trường là gì? Đây là giá trị thể hiện tổng giá trị số cổ phần của một công ty được niêm yết. Hoặc cũng có thể được hiểu theo một cách đơn giản, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá của thị trường ngay tại thời điểm mua.

2. Một số nguyên tắc sử dụng khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Khi giá đang theo một xu hướng giảm thì việc dòng tiền tăng mạnh có thể là dấu hiệu cho thấy chỉ số sắp phục hồi khi dòng tiền bắt đáy đang trở nên tích cực hơn.

Còn trong trường hợp giá đang theo xu hướng tăng thì việc dòng tiền tăng mạnh theo đà tăng của giá lại là một dấu hiệu dự báo rủi ro đảo chiều do hiện tượng phân phối của những nhà đầu tư lớn.

Và nếu giá đang trong nhịp tích lũy thì trạng thái thu hẹp dần của dòng tiền sẽ là một dấu hiệu cảnh báo rủi ro đảo chiều. Và sau đó nếu đột nhiên xuất hiện một phiên bứt hẳn ra khỏi vùng giá tính lũy với khối lượng giao dịch lớn thì đây là sự xác nhận, cho chúng ta biết giá sẽ chuẩn bị mở ra 1 nhịp tăng hoặc giảm mới.

Dòng tiền yếu hoặc mạnh sẽ được so sánh với ngưỡng trung bình của chúng. Trung bình có thể là 20 hoặc 50 phiên gần nhất.

 Nguyên tắc sử dụng khối lượng giao dịch trong chứng khoán
Nguyên tắc sử dụng khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Hình bên trên chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng chỉ số duy trì có đà tăng rất mạnh, nhưng đồng thời, bên cạnh đó cũng dẫn đến khối lượng giao dịch cũng tăng theo và hầu hết những phiên này có khối lượng giao dịch đều đạt trên mức trung bình là 50 phiên gần nhất. Đây là dấu hiệu dự báo chỉ số sẽ xuất hiện nhịp đảo chiều trong tương lai sắp tới.

3. Mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch trong chứng khoán và giá cổ phiếu

Khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu có mối quan hệ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể, như:

– Trường hợp giá tăng đi kèm với khối lượng giao dịch tăng: Đây là một trường hợp tích cực phản ánh lượng mua vào cổ phiếu đang tăng cao, kì vọng vào cổ phiếu này đang được đẩy lên và nhà đầu tư có thể sẵn sàng trả giá cao hơn.

– Trường hợp giá tăng nhưng đi kèm khối lượng giao dịch giảm: Trường hợp này thể hiện lượng mua đang giảm dần. Nghĩa là kì vọng vào cổ phiếu này có xu hướng giảm và người đầu tư đang lưỡng lự hoặc đang xem phản ánh của thị trường.

– Trường hợp giá giảm và đi kèm khối lượng giao dịch giảm: Đây là trường hợp thể hiện bên mua đang tạo ra một lực cầu yếu và bên bán đồng thời cũng không tạo được lực cung mạnh.

– Trường hợp giá giảm đi kèm với khối lượng giao dịch tăng: Trường hợp này cho thấy tín hiệu đảo chiều bắt đáy theo một xu hướng giảm hoặc là các nhà đầu tư chốt lời nhanh theo xu hướng tăng.

Mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu
Mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch trong chứng khoán và giá cổ phiếu

4. Cách đọc khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Để nắm rõ hơn về khối lượng giao dịch trong chứng khoán thì bạn có thể tiến hành đọc trên các biểu đồ hoặc các bảng giá thông qua các kết quả chốt khối lượng giao dịch ở cuối phiên. Thông qua khớp lệnh, dư bán hoặc dư mua bạn đã có thể hình dung được cơ bản về khối lượng giao dịch của cổ phiếu bất kỳ trong ngày. Nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện đọc khối lượng giao dịch trên biểu đồ bằng các cách sau:

5. Ý nghĩa của khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Ý nghĩa của khối lượng giao dịch trong chứng khoán
Ý nghĩa của khối lượng giao dịch trong chứng khoán

Khi nhìn vào số liệu khối lượng giao dịch cung cấp, nhà đầu tư có thể nhìn ra được nhiều vấn đề khác nhau. Từ đó, có thể hình dung được thị trường và giá của một cổ phiếu là như thế nào. Một số ý nghĩa mà khối lượng giao dịch mang đến cho các nhà đầu tư:

Qua khối lượng giao dịch, bạn có thể thống kê được nhu cầu của nhà đầu tư hiện nay như thế nào sau 1 phiên giao dịch bất kỳ nào đó. Ví dụ như, một mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao chứng tỏ thị trường đang quan tâm và kỳ vọng rất nhiều vào sự tăng giá của cổ phiếu đó.

Tuy vậy, nếu cổ phiếu nào đó có khối lượng bán ra tăng nhanh chóng mà không có mua vào thì có khả năng nhà đầu tư đang phải bán tháo cổ phiếu vì một nguyên nhân hay tác động nào đó, chẳng hạn như là cổ phiếu rớt giá hoặc đang có một số thông tin tiêu cực về công ty phát hành cổ phiếu,…

Khối lượng giao dịch có thể giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá, theo quy luật cung cầu, nếu lượng cung thấp hơn lượng cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Với chứng khoán cũng vậy, nếu cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua tăng thì giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên.

Trong trường hợp nhu cầu bán tăng thì khối lượng giao dịch bán cũng tăng. Trong khi nếu nhu cầu mua không có thì giá cổ phiếu sẽ giảm để thanh khoản nhanh chóng hơn. Vì vậy có thể thấy, qua khối lượng giao dịch ta có thể hình dung được xu hướng của giá mà không cần phải phân tích nhiều.

Thông qua khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, các nhà đầu tư có thể dựa vào yếu tố này để định giá cổ phiếu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Khối lượng mua tăng lên khi cổ phiếu được định giá cao vì lúc này các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng giá của nó, việc đánh giá sẽ dựa vào các thông tin họ có được từ tin tức hoặc từ doanh nghiệp cung cấp.

Khối lượng bán tăng lên khi cổ phiếu đang bị định giá thấp vì các nhà đầu tư đang lo ngại về việc cổ phiếu này có thể bị mất giá.

6. Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã có thể phần nào hiểu rõ khối lượng giao dịch trong chứng khoán là gì và những ý nghĩa cũng như nguyên tắc cơ bản của nó.

Vì đây là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến giá cả cổ phiếu nên việc tìm hiểu rõ về nó là điều cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư mới thì đây là việc khá phức tạp.

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thì sẽ mang đến những khó khăn nhất định vì thế nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ khái niệm cũng như mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch trong chứng khoán và giá cổ phiếu để từ đó có thể dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư trong tương lai.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và  thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!