Với các nhà đầu tư đã tham gia vào thị trường chứng khoán thì chắc sẽ ít nhiều biết đến GAP, Vậy GAP xuất hiện trong thị trường chứng khoán với vai trò như thế nào? Để hiểu hơn về khoảng trống này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.

GAP
GAP

1. Khái niệm GAP

GAP được xem là khoảng trống giữa hai phiên giao dịch hoặc 2 cây nến liên tiếp và khoảng trống này được dựa trên mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và giá mở cửa của phiên giao dịch liền kề sau. Giá đóng cửa tại phiên giao dịch trước sẽ là giá mở cửa của phiên giao dịch sau.

Khoảng biến động về việc tăng hoặc giảm nhiều về giá mở cửa của phiên giao dịch sau và giá đóng cửa tại phiên giao dịch trước đó sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trên đồ thị lúc này GAP sẽ được xuất hiện.

GAP có hai loại hình thức chủ yếu:

Như vậy dựa vào khoảng trống này nhà đầu tư có thể đánh giá cũng như phân tích và tham gia các giao dịch một cách hiệu quả. Khoảng trống này cũng có thể được lấp đầy hoặc là không và thời gian lấp đầy cũng sẽ khác nhau còn tuỳ thuộc vào cung cầu của thị trường.

2. Đặc điểm GAP

Khoảng trống này có những đặc điểm cụ thể và có vài trò sau:

3. Phân loại GAP trong chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán thì có 5 loại khoảng trống tiêu biểu đó là:

3.1 Common GAP

Common GAP hay còn được gọi với cái tên khác đó là khoảng trống thường, khoảng trống thông dụng…Loại khoảng trống này mang tính chất là khoảng trống tạm thời. Khoảng trống thông dụng sẽ xuất hiện khi mà cổ phiếu đi ngang và gián dao động trong các phạm vi hẹp.

Thông thường thì khoảng trống này có thể sẽ được lấp kín ngay sau đó tuy nhiên thì cũng có một số trường hợp khoảng trống này sẽ không được lấp kín. Biến động về giá cũng như khoảng cách trong khoảng trống này sẽ không quá cách biệt và khoảng trống được coi là tín hiệu khá yếu cũng như không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ hay thị trường chứng khoán. Đây chỉ mang tính chất khoảng trống tạm thời trong giao dịch và không có nhiều ý nghĩa trong việc quyết định xu hướng thị trường.

3.2 GAP phá vỡ

 GAP
GAP

Breakaway GAP hay còn gọi với cái tên khác là GAP phá vỡ, khoảng trống này sẽ xảy ra khi mà các thông tin cũng như các sự kiện bất ngờ được xuất hiện trên thị trường. Các thông tin này sẽ là yếu tố tác động trực tiếp tới quyết định mua bán nhanh chóng trong một khoảng thời gian, xu hướng về giá cũng sẽ được chuyển sang hướng khác có thể giá đang tăng thành giá giảm và tương tự ngược lại.

So với các khoảng trống khác thì khoảng trống phá vỡ thường sẽ không thể được lấp đầy, tuy vậy khoảng trống cũng có thể linh hoạt trong các trạng thái như là xuống thấp hoặc lên cao.

3.3 GAP tiếp diễn

Runaway GAP hoặc Continuation GAP còn được hiểu là khoảng trống tiếp diễn. Khoảng trống này sẽ được xuất hiện trong thị trường chứng khoán với số lượng và tần suất lớn hơn so với Forex. Khoảng trống này sẽ tạo ra xu hướng tăng hoặc giảm về giá là rõ rệt và được hình thành trước đó.

Khoảng trống tiếp diễn sẽ không bị lấp bởi vì thị trường sẽ tiếp tục diễn biến và có những thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng hiện tại. Khoảng trống tiếp diễn sẽ tăng khi xu hướng thị trường tăng qua đó nó sẽ phản ánh tâm lý phấn khích hoặc nóng vội và mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư. Thường thì nhà đầu tư sẽ quyết định mua cổ phiếu lúc này.

Ngược lại khi khoảng trống giảm thì phản ánh tâm lý nóng vội và bi quan của nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu và họ sẽ quyết định bán mạnh vì thị trường biến đông như thế thì nhà đầu tư cho rằng khả năng phục hồi là thấp.

3.4 GAP kiệt sức

 GAP
GAP

Đây là khoảng trống kiệt sức thường là sẽ xuất hiện tại thị trường chứng khoán. Khoảng trống kiệt sức thường sẽ nằm tại đáy hoặc đỉnh sau khi thị trường đã hình thành xu hướng tăng hoặc giảm giá trong một thời gian dài trước đó.

Khoảng trống kiệt sức thường sẽ giao dịch với khối lượng lớn và để đảm bảo được tính chính xác thì nhà đầu tư vẫn cần sự xác nhận của đường xu hướng. Nhà đầu tư nên xem xét và bán cổ phiếu ở những phiên sau đó nếu thị trường xuất hiện tín hiệu nến tiêu cực.

3.5 GAP đảo ngược

Khoảng trống đảo ngược là khi giá tăng và sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang cuối cùng là đi xuống sau đó thì sẽ quay lại nhưng không quay lại giai đoạn đi ngang luôn mà sẽ đi thẳng lên.

Như vậy nhà đầu tư có thể dựa vào khoảng trống GAP từ đó dự báo xu hướng của thị trường và có chiến lược đầu tư hiệu quả. Qua đây hy vọng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường tài chính có thể hiểu hơn về GAP và vận dụng tối ưu trong đầu tư.

Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và  thu được nhiều lợi nhuận.

Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage

Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!