Giao dịch hàng hóa phái sinh chủ yếu là giao dịch về mặt hàng nông sản do đó việc giao dịch sẽ bị phụ thuộc vào các biến động của thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, mưa, tuyết,… gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
Vậy những điều cần lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về giao dịch hàng hóa phái sinh
Trước khi tìm hiểu những điều cần lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh, hãy cùng tìm hiểu qua giao dịch hàng hóa phái sinh là gì.

Giao dịch hàng hóa phái sinh là hình thức mua/bán một khối lượng hàng hóa với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại và tiến hành giao hàng trong tương lai. Đây được xem là một kênh đầu tư mới đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Các mặt hàng được giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh rất đa dạng. Nhưng chủ yếu nó được chia thành 4 nhóm hàng hóa chính, cụ thể là: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng.
Giao dịch hàng hóa phái sinh không chỉ thu hẹp trong thị trường ở một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra quy mô trên toàn cầu. Các giao dịch được thực hiện sẽ liên kết từ sàn giao dịch trong nước đến sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Giao dịch được thực hiện thông suốt không xảy ra tình trạng ngưng trệ và rất minh bạch.
2. Một số điều cần lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
-
Lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh 1 : các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh cần biết

Điều đầu tiên cần phải lưu ý khi tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh đó là nhà giao dịch cần phải nắm được các loại hợp đồng giao dịch.
Khi tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh qua các hợp đồng được ký kết giữa bên bán và bên mua. Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao nhất và hạn chế rủi ro thấp nhất với 4 loại hợp đồng cơ bản dưới đây:
- Hợp đồng kỳ hạn: là những hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữa bên bán và bên mua về một loại tài sản hàng hóa được định giá tại một thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ: Bên A ký hợp đồng mua đậu tương với bên B khối lượng là 10 tấn, kỳ hạn là 3 tháng, với mức giá là 926 USD/tấn. Sau thời hạn 3 tháng bên B sẽ phải tiến hành giao hàng cho bên A 10 tấn đậu tương với giá bán 926 USD/tấn.

- Hợp đồng tương lai: là loại hợp đồng quy định việc mua/bán một loại tài sản hàng hóa xác định với giá bán đã được định sẵn vào 1 thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, nó khác với hợp đồng có kỳ hạn đó là hợp đồng trong tương lai là hợp đồng đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Với loại hợp đồng này nhà giao dịch sẽ cần phải ký quỹ mới có thể thực hiện được giao dịch.

- Hợp đồng hoán đổi: là loại hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý giữa bên bán và mua. Trong đó, hai bên đều phải thực hiện cam kết hoán đổi dòng tiền, tài sản, hàng hóa…của mình cho bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Các loại hợp đồng giao dịch nói trên thường được hình thành và phát triển theo hướng hạn chế tối đa những rủi ro cho người giao dịch trong kinh doanh nói chung và mua bán hàng hóa nói riêng.
-
Lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh 2: các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa phái sinh
Cũng như các thị trường giao dịch khác, giá cả hàng hóa phái sinh cũng sẽ tuân theo quy luật cung – cầu. Cung cao hơn cầu thì giá sẽ giảm và cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng.
Hàng hóa phái sinh được giao dịch chủ yếu là mặt hàng nông sản nên sẽ bị phụ thuộc vào các biến động của thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, tuyết, mưa, bão… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Giá cả hàng hóa phái sinh cũng bị biến động với tính chất mùa vụ thu hoạch. Nếu vào mùa thu hoạch nông sản, nguồn cung cấp dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Hàng hóa càng vào cuối mùa sẽ càng tăng giá cao hơn.
-
Lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh 3: Tính an toàn của giao dịch hàng hóa phái sinh

Điều cuối cùng mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh đó chính là tính an toàn, minh bạch của giao dịch hàng hóa phái sinh. Vậy giao dịch hàng hóa phái sinh có an toàn không?
Dựa trên nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học đã khẳng định thì giao dịch hàng hóa phái sinh đang được xem là kênh đầu tư có tính minh bạch và đảm bảo an toàn cao.
Các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện giao dịch hàng hóa phái sinh tại các công ty hàng hóa phái sinh. Bởi vì các công ty này đều thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi hoạt động giao dịch diễn ra sẽ đều được đảm bảo tuân thủ theo các quy định của nhà nước và pháp luật nước sở tại.
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư bao gồm cả tổ chức lẫn cá nhân đều có thể giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Theo nghị định 51 cho phép Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam giao dịch liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới, điều này giúp thị trường có tính thanh khoản cao, minh bạch, rõ ràng.
Cho phép nhà đầu tư, cá nhân hay những doanh nghiệp được phép tham gia giao dịch hàng hóa. Đây là một trong những bước giúp thị trường có tính thanh khoản tốt ngày càng phát triển.
3. Tổng kết
Trên đây là một số chia sẻ cơ bản về những điều cần lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh. Hi vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho các nhà giao dịch trên con đường đầu tư sinh lợi.
Thông qua bài viết, EFX mong các nhà đầu tư có thêm kiến thức thực hiện giao dịch thành công và thu được nhiều lợi nhuận.
Xem thêm các thông tin và nhận hỗ trợ tại Fanpage
Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!