Những dấu hiệu của xu hướng đang chậm dần lại, tạm dừng và đổi hướng được thể hiện qua các mô hình giá forex, nghĩa là các hình thái được tạo nên bởi mức giá có trên biểu đồ. Các mô hình giá là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa những người mua và bán; giữa những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Cùng EFX tìm hiểu các mô hình giá phổ biến trong bài viết này nhé!
Mô hình Double top
Mô hình Double top thường sẽ được hình thành ở cuối xu hướng tăng. Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất. Mô hình bao gồm hai đỉnh liền nhau có chiều cao tương tự (hay gần như) với một đáy trung bình giữa chúng. Đường viền cổ được vẽ theo chiều ngang qua những điểm thấp nhất của đáy.
Mô hình này được xác nhận khi giá phá vỡ bên dưới đường neckline sau khi hình thành nên vai thứ hai. Một khi điều đó xảy ra, cặp tiền tệ sẽ bắt đầu có xu hướng giảm. Vì vậy, lệnh bán sẽ được đặt dưới đường neckline. Tính giá mục tiêu đo khoảng cách giữa những đỉnh và đường neckline. Khoảng cách này xấp xỉ với giá sẽ di chuyển bao nhiêu sau khi nó đã phá vỡ đường neckline. Sau khi phá vỡ, đường neckline bắt đầu hoạt động giống như một kháng cự. Hành động lùi lại cũng sẽ có khả năng ở đây.
Mô hình Double bottom
Mô hình Double bottom là sự đối lập chính xác của mô hình Head and Shoulders, nó xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và cho thấy sự đảo chiều tăng lên.
Mô hình Đầu và vai – Head and Shoulders
Mô hình Head-and-Shoulders hay được hình thành ở cuối xu hướng tăng. Trong khi xu hướng tăng được thấy ở giai đoạn nối tiếp giá tăng lên đến đỉnh và hạ xuống đáy, mô hình Head- and-shoulders cho thấy xu hướng yếu đi.
Mô hình bao gồm một đầu (đỉnh thứ hai và là đỉnh cao nhất) và hai vai (đỉnh thấp hơn) thêm vào đó là một đường vòng cổ neckline (đường nối điểm thấp nhất hai đáy của hai vai và đại diện cho một mức hỗ trợ). Đường neckline có thể ngang hay dốc lên/xuống. Tín hiệu đáng tin cậy hơn khi độ dốc giảm xuống chứ không phải đi lên.
Đầu và vai nghịch đảo – Inverse Head and Shoulders
Mô hình Đầu và vai nghịch đảo là sự đối lập chính xác giữa đầu và vai. Nó xảy ra vào cuối xu hướng giảm và cho thấy sự đảo chiều tăng lên.
Mô hình Rectangle
Mô hình Rectangle mô tả một mô hình giá mà cung và cầu hầu như đều cân bằng trong một khoảng thời gian dài. Cặp tiền tệ di chuyển trong phạm vi rất bé, tìm kiếm hỗ trợ tại đáy hình chữ nhật và đạt kháng cự tại đỉnh hình chữ nhật. Giá cuối cùng sẽ vượt qua cả giao dịch đi ngang này. Điểm phá vỡ nhiều khả năng sẽ hướng lên, nếu xu hướng trước là tăng, ngược lại sẽ hướng xuống, nếu xu hướng trước đó là giảm. Tuy nhiên, Rectangle cũng có thể trở thành mô hình đảo chiều.
Mô hình Flag và Pennant
Các mô hình này được hình thành khi có sự chuyển động giá mạnh mẽ sau giai đoạn hợp nhất. Mô hình Flag sẽ gồm 2 đường xu hướng song song (hỗ trợ và kháng cự) có độ dốc so với xu hướng trước đó. Mô hình Pennant sẽ gồm 2 hai đường xu hướng hội tụ bắt đầu rộng và hội tụ và là một hình tam giác đối xứng rất ngắn hạn.
Luôn luôn giao dịch trong mô hình Flag và Pennant theo hướng của xu hướng trước đặt các lệnh trên đường kháng cự ( đối với xu hướng tăng) hay đường hỗ trợ ( đối với xu hướng giảm).
Mô hình Triangles
Mô hình Triangle rất dễ nhận biết. Cách tốt nhất để thực hiện giao dịch là giao dịch điểm phá vỡ. Giao dịch bên trong tam giác sẽ rủi ro hơn và đòi hỏi kinh nghiệm.
Có tới 3 loại mô hình tam giác. Hình tam giác hướng lên được coi là một mô hình tăng, ngược lại tam giác hướng xuống được gọi là mô hình giảm, và tam giác đối xứng – một mô hình trung tính.
Ngoài ra còn rất nhiều các mô hình giá khác…được tổng hợp dưới đây để Trader dễ nhận biết và có phương án vào lệnh phù hợp.