Kênh giá là một trong những yếu tố phân tích kỹ thuật được nhiều trader theo trường phái phân tích kỹ thuật tin dùng. Nếu các bạn chưa biết vẽ kênh giá như thế nào và chưa tìm ra được hướng giao dịch hiệu quả nhất với kênh giá thì hãy cùng EFX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Kênh giá là gì?
Kênh giá là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật dùng để nhận diện xu hướng của giá, nhằm tìm ra cơ hội mua, bán và chốt lời hiệu quả.
Kênh giá gồm có 2 đường thẳng song song, một đường chính là trendline của xu hướng hiện tại, có thể tăng, giảm hoặc đi ngang. Đường còn lại được xác định bởi cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline sao cho phần lớn các mức giá của xu hướng đều ở bên trong 2 đường này.
Cách vẽ đường kênh giá
Để vẽ một đường kênh giá tăng, bạn chỉ cần vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Kênh giá tăng bao trọn hầu như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến khi xu hướng lên bị phá vỡ
Ngược lại, để vẽ một kênh giá giảm, bạn hãy vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí nó có thể chạm được nhiều đáy nhất.
Kênh giá giảm bao trọn hầu như toàn bộ giá trong xu hướng xuống, cho đến khi xu hướng xuống bị phá vỡ. Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới kênh giá thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, còn ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng trong kênh giá thì có thể dùng như tín hiệu bán.
Các dạng kênh giá:
Gồm 3 dạng kênh giá:
- Kênh giá tăng: tạo từ 2 đường xu hương tăng (giá tạo những đỉnh cao mới và đáy cao mới)
- Kênh giá giảm: tạo từ 2 đường xu hương giảm (giá tạo những đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)
- Kênh giá ngang: tạo từ 2 đường xu hướng ngang. Thị trường đang đi ngang (một khoảng – ranging)
Lưu ý khi vẽ kênh giá
- Khi thiết lập kênh giá, những đường xu hướng (trendline) phải song song với nhau.
- Đường xu hướng dưới của đường kênh giá là vùng xem xét mua, còn đường xu hướng trên của đường kênh giá là vùng xem xét bán. Chỉ MUA khi giá chạm đường xu hướng dưới trong kênh giá tăng (sử dụng đường xu hướng dưới như là đường hỗ trợ) và chỉ BÁN khi giá chạm đường xu hướng trên trong kênh giá giảm (sử dụng đường xu hướng trên như là đường kháng cự)
- Cũng giống như lúc vẽ đường xu hướng (trendline), đừng bao giờ ép giá vào trong kênh giá mà các bạn muốn
Trên đây là các cách giao dịch với kênh giá hiệu quả nhất mà EFX muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kênh giá, cách giao dịch với kênh giá và đường trendline. Bất kỳ một phương pháp nào cũng vậy, chỉ khi luyện tập thật nhiều thì mới có thể rút ra được kinh nghiệm và bí quyết riêng cho mình vì không một phương pháp nào là chính xác tuyệt đối cả.