Hợp đồng tương lai là gì ? Các chức năng nổi bật của hợp đồng tương lai ? Cùng EFX tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai ( Futures contract) là một thỏa thuận để nhà đầu tư có thể mua hay bán tài sản với một mức giá xác định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và cũng là công cụ cho các nhà đầu cơ.
Chức năng của hợp đồng tương lai
Các chức năng nổi bật của hợp đồng tương lai trong bối cảnh tài chính cụ thể như sau:
Bảo đảm và quản lý rủi ro trong đầu tư:
Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai như một cách để để giảm tối đa rủi ro. Chẳng hạn, người có thể bán sản phẩm của mình thông qua hợp đồng tương lai để đảm bảo họ bán được các sản phẩm ở một mức giá nhất định trong tương lai, bất chấp các sự kiện biến động hay bất lợi của thị trường.
Hay một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu Kho bạc Hoa Kỳ để cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỉ giá được xác định trước có thể tham gia các hợp đồng tương lai với số tiền bằng với khoản thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) từ đó hạn chế được rủi ro. Thông qua hợp đồng này, nhà đầu tư có được sự bảo đảm trước các rủi ro thiệt hại do biến động của đồng USD.
Làm đòn bẩy tài chính:
Các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy thông qua cách sử dụng hợp đồng tương lai. Nhờ các hợp đồng sẽ được thanh toán vào ngày hết hạn nên các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của mình. Chẳng hạn, tỷ lệ đòn bẩy là 3:1 thì so với số dư tài khoản giao dịch các nhà giao dịch ở tại một vị thế cao hơn gấp ba lần.
Giảm thiểu rủi ro:
Hợp đồng tương lai cho phép những nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với các danh mục đầu tư. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai và không sở hữu tài sản cơ bản thì tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.
Đa dạng hóa tài sản:
Các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro với các tài sản khó có thể giao dịch tại chỗ. Điển hình như những loại hàng hóa như xăng, dầu thường đòi hỏi chi phí lưu trữ và chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên thông qua việc sử dụng hợp đồng tương lai những nhà giao dịch và nhà đầu tư không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch mà có thể vào đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau.
Phát hiện giá thị trường:
Thị trường tương lai có thể xem tương tự như cửa hàng một điểm đến, tại đó người mua và người bán có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản đa dạng chẳng hạn như hàng hóa (tức là khi cung và cầu cân bằng gặp nhau). Chẳng hạn, thay vì thông qua các tương tác giữa người mua và người bán mua tại một trạm xăng để có thể xác định được giá dầu, thì hiện nay trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, chúng ta cũng có thể dễ dàng xác định được. Hơn thế , hợp đồng tương lai cho phép minh bạch hơn về giá và thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn.