Chắc hẳn có rất nhiều thắc mắc đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán, như: Nên đầu tư vào cổ phiếu nào để có lợi suất sinh lời cao? Cổ phiếu mà bạn đầu tư có bị giá cao quá hay không hay liệu bạn có mua được một cổ phiếu chất lượng với mức giá tốt nhất hay không?…Nhằm mục đích cho các nhà đầu tư lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc trên, chỉ số P/E đã ra đời. Vậy chỉ số P/E là gì trong chứng khoán? Sử dụng chỉ số P/E như thế nào cho hiệu quả? Chỉ số P/E chứng khoán có ý nghĩa như thế nào trong việc phân tích và dự đoán giá trị của cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường chứng khoán? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được efxcpi.com giải đáp cụ thể và chi tiết thông qua bài viết ngay sau đây, nhà đầu tư hãy cùng đón xem nhé!

chi-so-p-e

P/E là gì trong chứng khoán?

P/E là tên gọi viết tắt của cụm từ Price to Earning ratio, chỉ số P/E là một chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư đánh giá được mối quan hệ giữa giá trị thị trường của một cổ phiếu với giá trị thu nhập trên cổ phiếu đó. Đây là một chỉ số chứng khoán quan trọng được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu.

Hiện nay, nhà đầu tư có thể xem nhanh chỉ số P/E của các doanh nghiệp trên các trang web như Cafef,…là trang web có tính sẵn chỉ số P/E.

Công thức tính chỉ số P/E trong chứng khoán là gì?

Chỉ số P/E được xác định bởi công thức sau:

P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu (Price) / Mức thu nhập trên cổ phiếu đó (EPS)

Ý nghĩa của P/E chứng khoán là gì?

Chỉ số P/E có ý nghĩa quan trọng giúp phản ánh cho mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đồng lợi nhuận mà một loại cổ phiếu sinh ra. Hiểu đơn giản hơn, chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để mua về cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo thu nhập nhận được từ cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán

Nguyên tắc để xác định chỉ số P/E của một doanh nghiệp trước tiên đó là xác định 2 yếu tố thành phần của tỷ số P/E, đó là giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập của cổ phiếu (EPS).

Trong đó, giá trị EPS là biến số quan trọng nhất, phản ánh phần lợi nhuận được doanh nghiệp phân phối đến mỗi cổ phần đang được lưu hành trên thị trường. Giá trị này đại diện cho khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. EPS được xác định dựa theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Để việc tính toán giá trị EPS chính xác hơn thì nhà đầu tư nên sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Còn nếu muốn đơn giản hóa, thì có thể sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ để xác định EPS.

Hệ số P/E bao nhiêu là tốt?

Trước khi đưa ra kết luận rằng chỉ số P/E bao nhiêu là tốt thì chúng ta tìm hiểu xem chỉ số P/E khi cao và khi thấp sẽ có những nguyên nhân như thế nào và kết luận gì trong từng trường hợp.

Chỉ số P/E cao

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Qua phân tích ở trên, có thể thấy thật khó để kết luận mức tốt nhất của hệ số PE là gì, chỉ số P/E cao hay thấp, ở mức bao nhiêu sẽ là tốt nhất cả.

Điều nhà đầu tư cần ghi nhớ đó là, nếu như chỉ số P/E đứng một mình thì việc nó cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa. Do đó chỉ số P/E doanh nghiệp cần được đem ra để so sánh với chỉ số P/E của toàn ngành hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận dự kiến và tốc độ tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp đó.

Những ưu, nhược điểm của chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E có những mặt lợi thế và hạn chế riêng trong phân tích đầu tư chứng khoán. Dưới đây là những ưu, nhược điểm được xem là nổi bật nhất đối với chỉ số này.

Ưu điểm của P/E là gì trong chứng khoán?

Nhược điểm của P/E là gì trong chứng khoán?

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin hữu ích về chỉ số P/E. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm rõ khái niệm chỉ số P/E là gì, cũng như cách tính chỉ số P/E và ưu, nhược điểm của chỉ số này, từ đó vận dụng hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu. Ngoài việc hiểu chỉ số P/E cơ bản là gì, nhà đầu tư nên nghiên cứu và kết hợp sử dụng thêm những chỉ số chứng khoán và công cụ khác để hỗ trợ việc phân tích cũng như tối ưu chính xác hơn. Chúc các nhà đầu tư thành công!